Phân tích độ tin cậy của các hệ thống an toàn (“cây hỏng hóc”)

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 99 - 100)

3. Các nguyên tố khó nóng chảy:

16.2.3. Phân tích độ tin cậy của các hệ thống an toàn (“cây hỏng hóc”)

Ở đây, hệ thống an toàn được hiểu là tập hợp các bộ phận (thiết bị) được liên kết trong một cấu trúc tổng thể và có nhiệm vụ thực hiện một chức năng cụ thể. Trong trường hợp chung, hệ thống an toàn ЯЭУ có thể thực hiện một số chức năng. Đối với hệ thống này, việc phân tích được tiến hành riêng biệt theo từng hệ thống. Phân tích độ tin cậy của hệ

thống có thể tạm chia làm ba phần: 1. Phân tích chất lượng hệ thống an toàn. 2. Phân tích định lượng độ tin cậy

3. Hệ thống hóa các kết quả và dự thảo các khuyến nghị.

Phân tích chất lượng hệ thống an toàn. Gồm các giai đoạn chủ yếu sau đây:

xác định các biên giới của các hệ thống, thành phần của hệ thống, chức năng, thuật toán hoạt động và các tiêu chí hỏng hóc;

phân loại và phân tích các bộ phận của hệ thống;

xác định các hỏng hóc có thể có theo nguyên nhân chung;

phân tích ảnh hưởng đến trạng thái của hệ thống các sai lầm có thể có của nhân viên trong quá trình điều khiển, bảo dưỡng kỹ thuật, kiểm tra khả năng hoạt động,…;

xác định các hậu quả hỏng hóc của các bộ phận và các sai lầm của nhân viên; phân tích cấu trúc của hệ thống;

phân tích sự tương thích của hệ thống với các yêu cầu của các văn bản quy phạm đối với độ tin cậy.

Hỏng hóc một bộ phận của hệ thống có thể xảy ra cả trong chếđộ làm việc, cả trong chế độ chờ. Trong số các hỏng hóc ở chế độ chờ phân ra các hỏng hóc chức năng, sau hỏng hóc này thiết bị sẽ không có khả năng thực hiện các chức năng đảm bảo an toàn đặt ra cho nó, và khởi động sai, thường đặc trưng cho các hệ thống điều khiển. Khởi động sai là không mong muốn, vì chúng phá hoại quá trình vận hành bình thường.

Các hỏng hóc có thể là lộẩn. Các hỏng hóc lộ được phát hiện ở thời điểm chúng xuất hiện nhờ các phương tiện kiểm tra đã tính trước, các hỏng hóc ẩn không lộ rõ ở thời điểm xuất hiện, mà được phát hiện khi tiến hành kiểm tra khả năng hoạt động hoặc dẫn đến yêu cầu khởi động hệ thống khi có sự cố.

Việc xác định các chỉ tiêu độ tin cậy của các bộ phận được thực hiện trên cơ sở các số

liệu thí nghiệm vận hành các bộ phận đó hoặc các bộ phận tương tự. Trong trường hợp thí nghiệm vận hành các bộ phận tương tự cần so sánh kết cấu và các điều kiện hoạt động của bộ phận đang xem xét với bộ phận tương tựđể sử dụng một cách có cơ sở các số liệu thí nghiệm vận hành bộ phận tương tự.

Các bộ phận có sự khác nhau vềđặc tính kiểm tra trạng thái của chúng khi cụm thiết bị

hoạt động phát công suất và thuộc một trong số các loại sau đây: không kiểm tra được, kiểm tra được theo định kỳ và kiểm tra được thường xuyên.

Theo độ thích hợp sửa chữa, các bộ phận có sự khác nhau tùy thuộc vào việc có hay không có khả năng khôi phục chúng khi cụm thiết bị hoạt động phát công suất (trong giai

đoạn chờ của hệ thống) và trong giai đoạn hệ thống hoạt động thực hiện chức năng an toàn. Kiểm tra định kỳ khả năng hoạt động của các bộ phận thuộc hệ thống có thể được thực hiện lúc chúng không hoạt động hoặc lúc chúng hoạt động.

Đã nghiên cứu các phương pháp biểu diễn bằng đồ thị (trực quan) các điều kiện khả năng hoạt động của hệ thống ở dạng sơ đồ logic-cấu trúc; dạng được gọi là “cây hỏng hóc”. Các sơ đồ logic cho thấy, khi các bộ phận không có khả năng hoạt động phối hợp với nhau như thế nào thì hệ thống nằm ở trạng thái không có khả năng hoạt động. Lúc đó, khi tính đến tính chất của các hệ thống đang xem xét, đủ để chỉ ra chỉ nhóm tối thiểu các bộ

phận khi hỏng hóc sẽ dẫn đến hỏng hóc hệ thống (nghĩa là nhóm đột biến các bộ phận). Các trạng thái của hệ thống có nhiều bộ phận hỏng hóc rõ ràng sẽ thuộc các trạng thái không có khả năng hoạt động. Mối liên hệ của các bộ phận trong sơ đồ có được là nhờ

các hệ điều hành VÀ và HOẶC, hơn nữa liên kết nối tiếp các bộ phận có ý nghĩa liên hệ

logic giữa chúng – HOẶC, còn song song – VÀ.

Để làm mẫu, chúng ta xét các sơ đồ logic đối với hệ thống bao gồm hai bộ phận, hơn nữa chúng ta chia thành hai trường hợp theo điều kiện khả năng hoạt động [21]:

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 99 - 100)