Các quy phạm an toàn phóng xạ khi vận hành bình thường Nhà máy điện hạt nhân

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 80 - 82)

QUẢN LÝ VÀ LƯU GIỮ NHIÊN LIỆU ĐÃ CHÁY

14.3. Các quy phạm an toàn phóng xạ khi vận hành bình thường Nhà máy điện hạt nhân

nhân

“Các quy phạm an toàn phóng xạ” [16] là văn bản quy định việc bảo vệ con người một cách thực tế khỏi mọi dạng bức xạ ion hóa và các điều kiện tác động của nó. Có một số phiên bản ra trước phiên bản gần đây nhất của văn bản này. Nếu phân tích tiến trình nhiều năm thay đổi các yêu cầu, thì thấy rõ xu hướng tiến tới giảm thiểu các giới hạn liều chiếu cho phép. Sau 50 – 60 năm gần đây, các giới hạn này giảm đi 10 – 20 lần.

Vấn đề ảnh hưởng có ngưỡng hoặc không có ngưỡng của chiếu xạ lên cơ thể người, nghĩa là, nên hoặc không nên tính đến liều chiếu nhỏ vô cùng, đặc biệt là khi chiếu xạ quần thể lớn (hình 14.1.) còn đang là vấn đề mởđể tranh luận trong thời gian hiện tại.

Hình 14.1. Mô tả sơ đồ các quan điểm có ngưỡng và không có ngưỡng của tác động bức xạ (hiệu ứng) đến liều chiếu trong vùng giá trị nhỏ của liều chiếu

Trên thực tế, không quy định ngưỡng thì không thể xây dựng được một hệ thống khép kín các biện pháp bảo vệ khỏi chiếu xạ, bởi các giá trị liều chiếu nhỏ khi số người bị chiếu lớn sẽ cho một giá trị đáng kể trong liều chiếu tập thể. Vì vậy trong НРБ-96 có các chỉ dẫn, những nguồn bức xạ nào được bỏ qua trong quy định (liều nhỏ hơn 1 µSv/h ở khoảng cách 0,1 m kể

từ bề mặt, các máy phát có năng lượng dưới 5 keV, nguồn có hoạt độ riêng hoặc hoạt độ tổng nhỏ hơn hoạt độđã cho trong bảng П-4 НРБ-96, liều hiệu dụng hàng năm không quá 10 µSv, liều tập thể hàng năm không quá 1 người.Sv,…).

Trong vùng liều chiếu nhỏ (dưới 0,5 Sv) rủi ro cá nhân và tập thể của việc xuất hiện các hiệu

ứng ngẫu nhiên được xác định tương ứng:

r = p (E) rEE; R = p (SE) rE SE,

ở đây, r, R – rủi ro cá nhân và tập thể; E, SE – các liều hiệu dụng cá nhân và tập thể; p (E),

p (SE) – xác suất các biến cố tạo ra các liều E SE; rE – hệ số rủi ro từ chết tôm, hiệu ứng di truyền nghiêm trọng và không chết tôm (được đưa ra theo độđộc hại đối với các hậu quả chết tôm).

Hệ số rủi ro r, 1/ người.Sv:

Chiếu xạ nghề nghiệp 5,6.10-1 Cư dân 7,3.10-2 Giới hạn rủi ro cá nhân, cho 1 năm:

Chiếu xạ nhân tạo lên người trong số nhân viên 1,0.10-3 Cư dân 5,0.10-5

Mức rủi ro có thể bỏ qua phân chia thành vùng tối ưu rủi ro và vùng, một cách vô điều kiện, rủi ro chấp nhận được và vào khoảng 10-6 một năm.

Những người bị chiếu tiềm ẩn, theo НРБ-96, được chia thành hai loại:

nhân viên (nhóm A – những người do hoạt động sản xuất của mình gắn liền với các nguồn bức xạ ion hóa, nhóm B – ở trong vùng tác động của nguồn chiếu, do điều kiện công việc); cư dân.

Đối với những người bị chiếu xạ, quy định ba cấp định mức (các mức liều chiếu, mức cho phép và mức giám sát). Các giới hạn liều chiếu chủ yếu được đưa ra trong bảng 14.1. Bảng 14.1. Các giới hạn liều chiếu chủ yếu [16]

Giới hạn liều chiếu Giá trịđịnh mức Các cá nhân trong số nhân

viên1 nhóm A; (µSv/năm)/ (bar/năm) Cư dân (µSv/năm)/ (bar/năm) Liều hiệu dụng Liều tương đương một năm: trong thủy tinh trong da2

trong tay và chân

20/2 một năm, trung bình cho 5 năm liên tục bất kỳ, nhưng không quá 50/5 một năm 150/15 500/50 500/50 1/0,1 một năm, trung bình cho 5 năm liên tục bất kỳ, nhưng không quá 5/0,5 một năm 15/1,5 50/5 50/5

1 Các liều chiếu cũng như tất cả các mức dẫn suất cho phép còn lại đối với nhân viên nhóm B không được vượt quá ¼ các giá trịđối với nhân viên nhóm A.

2 Liên quan đến giá trị trung bình trong lớp dày 5 mg/cm2 dưới lớp da dày 5 mg/cm2. Trên bàn tay, chiều dày lớp da – 40 mg/cm2.

Lưu ý rằng, các giới hạn liều chiếu dẫn ra trong bảng 14.1 không bao gồm các liều chiếu từ các nguồn bức xạ ion hóa tự nhiên (phông) và liều chiếu y tế và các liều chiếu do sự

cố.

Bởi vì bản thân việc đo đạc liều chiếu rất không chắc chắn, người ta đưa vào các mức cho phép của tác động tiềm ẩn của nuclit này hay nuclit khác thông qua các đại lượng vốn dễ kiểm soát và dễđo đạc hơn, và các đại lượng này là các dẫn suất từ các giới hạn liều chiếu cơ bản. Các đại lượng đó có thể là:

các giới hạn xâm nhập hàng năm của các sản phẩm phóng xạ vào cơ thể; các hoạt độ thể tích và hoạt độ riêng;

sự nhiễm bẩn bề măt,…

Các đại lượng tương tựđã được lập thành bảng trong các văn bản quy phạm và được coi là các đại lượng để sử dụng trong thực tế.

Trên thực tế, ngoài điều đó, người ta sử dụng các mức kiểm soát (liều chiếu, mức độ) vốn

được quy định ở những điểm nhất định, nơi mà chúng có thể dễ dàng ấn định, và đảm bảo giá trị liều chiếu thực thấp hơn các các giá trị cho phép.

Các giá trị dẫn ra trong bảng 14.1 có hiệu lực từ năm 2000. Trước năm 2000 sử dụng các giá trị trong НРБ-76/87, cao hơn 2 – 5 lần. Việc chuyển sang các định mức thấp hơn này yêu cầu những cố gắng rất lớn trong việc bảo vệ phóng xạ ở tất cả các ngành sử dụng năng lượng hạt nhân.

Một phần của tài liệu nguyen ly dam bao an toan cac co so hat nhan (Trang 80 - 82)