III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1 Nội dung
b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm
môi trường xung quanh.
Đánh giá Là xác định tính thích hợp của các mục tiêu đề ra, việc hoàn thành mục tiêu, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và tính bền vững. Những thông tin thu thập được phải là cơ sở để rút kinh nghiệm khi xây dựng các kế hoạch, chương trình hoặc chính sách tiếp theo.
Đầu ra Là những sản phẩm hữu hình cụ thể mà kế hoạch tạo ra được (hàng hoá, dịch vụ, các công trình đầu tư...), nhằm góp phần trực tiếp đạt được mục tiêu trung gian.
Học sinh lưu ban Học sinh học lại của khối lớp đó.
Học sinh bỏ học Học sinh bỏ hoặc nghỉ học quá một thời gian cho phép, nhưng chưa quay lại trường để tiếp tục học tập.
Học sinh tốt nghiệp Học sinh được công nhận tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Học sinh dân tộc thiểu số
Học sinh có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đều là người dân tộc thiểu số.
Thuật ngữ Nội dung
hoặc tinh thần.
Học sinh hoà nhập Học sinh khuyết tật học cùng trường với học sinh bình thường.
Học sinh thuộc các xã
đặc biệt khó khăn Học sinh thuộc các xã đặc biệt khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
Học sinh bán trú dân
nuôi Học sinh do dân tự lo ăn trưa
Học sinh nội trú dân nuôi
Học sinh ở các trường nội trú do dân tự lo ăn cả ngày
Hệ số hiệu quả trong Được tính bằng cách chia số năm-học lý tưởng mà một khối học sinh cần để hoàn thành một cấp hoặc chu kỳ học (ví dụ cần 4 năm để hoàn thành cấp THCS) cho tổng số năm-học mà khối học sinh đó đi học trên thực tế (để hoàn thành cấp THCS).
Học 2 buổi/ngày Số học sinh học cả hai buổi (buổi sáng và chiều) tại trường.
Giám sát Là việc thu thập có hệ thống các dữ liệu về những chỉ số nhất định để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và các bên có liên quan của một chính sách/chương trình/kế hoạch về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra và tiến độ sử dụng vốn đã được phân bổ.
Khối phòng phục vụ học tập
Phòng để học các môn học cụ thể, bao gồm:
Phòng thí nghiệm: dùng để thực hành các bài tập thí nghiệm Phòng thiết bị: đựng các thiết bị, đồ dùng dạy học
Phòng học đa năng: dùng để dạy và học các môn văn hóa khác Phòng máy tính: phòng được trang bị máy vi tính để dạy và học môn tin học, không bao gồm các phòng đặc biệt được trang bị máy tính để dạy và học các môn khác
Kế hoạch Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực thi. Nó xác định xem một quá trình phải làm gì? làm thế nào? khi nào làm và ai sẽ làm.
Bình đẳng Tất cả học sinh đều có cơ hội như nhau dựa theo nhu cầu, khả năng và hoàn cảnh đặc biệt của bản thân.
Kế hoạch chiến lược KHCL là những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt đuợc trên cơ sở khả năng hiện tại.
Kế hoạch chiến lược thường xây dựng cho khoảng thời gian 5 năm trở lên.
Kế hoạch trung hạn Là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đưa ra các thay đổi quan trọng trong từng giai đoạn kế hoạch của nhà trường.
Kế hoạch trung hạn thường xây dựng cho khoảng thời gian 3-5 năm
Kế hoạch năm học Kế hoạch này định ra cho toàn bộ các mặt công tác, các hoạt động của nhà trường trong một năm học. Đây là kế hoạch chủ yếu nhất của nhà trường, được lập theo thời gian của năm học.
Thuật ngữ Nội dung
trực tiếp mà các đầu ra của kế hoạch sẽ góp phần đạt đến. Đây là cái đích mà kế hoạch trực tiếp vươn tới và sẽ quyết định mức độ thành công của kế hoạch.
Lập kế hoạch dựa trên kết quả
Lập kế hoạch dựa vào kết quả là phương pháp dưa trên các kết quả mong đợi để xây dựng các mục tiêu và các phương án hành động nhằm đạt được các kết quả đó trong thời gian nhất đinh. tương lai
Mục tiêu của kế hoạch
Mục tiêu là tuyên bố về những thay đổi mà tổ chức
(Trường/Phòng GD-ĐT/Sở GD & ĐT...) mong muốn có được khi kết thúc thời hạn của kế hoạch. Mục tiêu phải đề cập đến những thay đổi trong cuộc sống của người dân hay trong các tổ chức.
Ngăn ngừa bỏ học Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học. Quan tâm đến nhu cầu của học sinh, hướng dẫn và hỗ trợ gia đình và cộng đồng nhằm nâng cao số học sinh đi học, thúc đẩy nỗ lực học tập và ngăn ngừa bỏ học.
Phòng học 3 ca Phòng học được dùng cho 3 lớp khác nhau học 3 buổi khác nhau trong một ngày.
Phòng học nhờ Phòng học tại một điểm không thuộc quyền quản lý của nhà trường.
Phòng làm mới Phòng mới đưa vào sử dụng năm học đầu tiên.
Phòng chức năng Phòng sử dụng cho các hoạt động cụ thể, bao gồm:
Phòng thư viện: gồm phòng kho và phòng đọc. Là phòng lưu giữ sách của nhà trường dùng cho cán bộ, giáo viên, học sinh đến đọc và mượn sách.
Phòng giáo dục nghệ thuật: dùng để dạy và học các môn nghệ thuật
Nhà tập đa năng: dùng để tập thể dục thể thao và/hoặc học các môn rèn luyện thể chất Phòng Đoàn, Đội Phòng truyền thống Phòng khác (cho khối hành chính và dành cho mục đích khác) Phòng sử dụng cho:
Phòng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc: Phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc
Phòng giáo viên: Phòng nghỉ chờ lên lớp của giáo viên
Phòng Hội đồng: Phòng họp, tổ chức hội nghị, hội thảo,... của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
Hội trường: Phòng tổ chức hội nghị, hội diễn, hội thảo,... của cán bộ, giáo viên, nhân viên, và học sinh trong toàn trường
Phòng y tế học đường: Phòng tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hoặc không định kỳ cho học sinh
Phòng thường trực: Phòng làm việc của nhân viên bảo vệ
Phòng văn thư: Phòng để lưu trữ văn thư, do nhân viên văn thư quản lý và sử dụng
Thuật ngữ Nội dung
Tài liệu học tập Tất cả học sinh được tiếp cận các tài liệu học tập phù hợp như sách, chương trình học, vở, bút, công cụ học tập để hỗ trợ quá trình học tập.
Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cơ bản
Có đủ cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ và giáo viên có năng lực ở các vị trí để đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu học tập của tất cả mọi học sinh phổ cập.
Số năm-học trung bình của 1 học sinh tốt nghiệp
Số năm học bình quân mà 1 học sinh phải bỏ ra để hoàn thành một cấp (tính cả năm lưu ban).
Tỷ lệ tuyển mới thô Tỷ lệ phần trăm của số học sinh tuyển mới vào khối lớp đầu tiên của một cấp học so với dân số trong độ tuổi đi học chính thức
Tỷ lệ đi học lại Tổng số học sinh đi học lại ở một khối lớp nào đó, so với tổng số học sinh bỏ học ở cùng khối lớp đó vào năm trước. Những học sinh đi học lại này có thể là những học sinh đã bỏ học cách đây vài năm, nhưng con số này được tính toán trên số học sinh bỏ học của năm trước.
Tỷ lệ lưu ban Tổng số học sinh lưu ban ở một khối lớp so với tổng số học sinh ở khối lớp đó của năm học trước.
Tỷ lệ bỏ học Tổng số học sinh bỏ học so với tổng số học sinh ở khối lớp của năm học đó.
Tỷ lệ nhập học thô Tổng số học sinh nhập học ở một cấp học (không kể tuổi) so với tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học tương ứng.
Tỷ lệ nhập học đúng tuổi
Tổng số học sinh trong độ tuổi đi học chính thức nhập học ở một cấp học so với tổng dân số của cùng nhóm tuổi.
Tỷ lệ còn lại Tỷ lệ % khối học sinh đến được cuối cấp học, không kể học bao nhiêu năm ở trường.
Tỷ lệ chuyển cấp (từ
Tiểu học lên THCS) Tổng số học sinh mới vào học khối lớp đầu tiên của cấp Trung học cơ sở so với số học sinh tốt nghiệp cấp Tiểu học
Tỷ lệ giáo viên/lớp Tổng số giáo viên chia cho tổng số lớp của một cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức và chỉ tiêu quốc gia đối với tỷ lệ giáo viên/lớp.
Tỷ lệ học sinh/lớp Tổng số học sinh của một cấp học chia cho tổng số lớp của cấp học đó. Cùng với tỷ lệ giáo viên/lớp, tỷ lệ này giúp xác định tỷ lệ học sinh/giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức và chỉ tiêu quốc gia đối với tỷ lệ học sinh/lớp.
Tỷ lệ lớp/phòng Tổng số lớp chia cho tổng số phòng học văn hoá. Tỷ lệ này cho biết số phòng học thừa hay thiếu để tính toán nhu cầu xây dựng, bố trí phòng học.