Từng bước hoàn chỉnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010 (Trang 31 - 32)

sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2015 có đủ khả năng tiếp nhận 25% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân lực cho khu công nghiệp, xuất khẩu lao động và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; chuẩn bị tốt nguồn và các điều kiện đào tạo cán bộ người dân tộc, cán bộ vùng sâu, vùng xa theo chế độ cử tuyển.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên để giảm dần số sinh viên/1giảng viên ở mức bình quân 22 sinh viên/1giảng viên; phấn đấu đến năm 2015 nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ trong cơ sở đào tạo đại học từ 15 – 20%, cơ sở đào tạo cao đẳng từ 5 – 10%.

- Đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

4. Đối với giáo dục thường xuyên:

Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới trung tâm GDTX; tiếp tục phát triển số lượng đi đôi với việc tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

Đa dạng hóa nội dung, chương trình và phương thức học tập thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; đội ngũ người lao động được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu lao động và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, góp phần tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, mở mang dân trí và nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân người lao động.

5. Đầu tưcơ sở vật chất và trang thiết bị trường học:

Căn cứ vào yêu cầu phát triển quy mô học sinh của các cấp học và quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở địa phương. Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015, trong đó cần xác định được số phòng học, số phòng phục vụ học tập, số phòng bộ môn, các công trình phụ trợ cần xây dựng, sửa chữa, nâng cấp ở từng cấp học, cũng như yêu cầu trang thiết bị kèm theo. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất trường học theo yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia.

Căn cứ vào các quy định và văn bản hướng dẫn về mua sắm trang thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cần tính toán nhu cầu mua sắm bổ sung và thay thế trang thiết bị dạy học ở các cấp học mầm non, phổ thông và trang thiết bị, phòng thí nghiệm trong các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng.

6. Kế hoạch tài chính

Trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011-2015 và các định mức, chế độ chính sách hiện hành, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo trực thuộc chủ động xây dựng và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo thuộc cơ quan, đơn vị quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Triển khai xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, cấp bù học phí, kinh phí hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w