Chuẩn hiệu trưởng trường THCS Mục đích ban hành:

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010 (Trang 106 - 108)

CX, lệnh giải phóng một tiết Pust out và lệnh dịch chuyển tiết Move To.

CHUYÊN ĐỀ 3 GIỚI THIỆU CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG THCS VÙNG KKN

3.1.2. Chuẩn hiệu trưởng trường THCS Mục đích ban hành:

- Là công cụ để nhà trường tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

- Để công khai với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Nội dung chính:

Đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS thực chất là đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Với kết quả đánh giá, mỗi nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục và cộng đồng xã hội biết được mức độ chất lượng giáo dục của các nhà trường để có biện pháp củng cố và phát triển chất lượng giáo dục của trường.

Chất lượng giáo dục trường THCS được đánh giá qua các tiêu chuẩn - Chiến lựợc phát triển nhà trường

- Tổ chức và quản lý nhà trường

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

- Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục - Tài chính và cơ sở vật chất

- Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội - Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

3.1.2. Chuẩn hiệu trưởng trường THCSMục đích ban hành: Mục đích ban hành:

- Để hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;

- Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo,

bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng.

- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.

Nội dung chính:

Đánh giá hiệu trưởng THCS theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường THCS của hiệu trưởng. Năng lực lãnh đạo và quản lý biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực sư phạm và năng lực lãnh đạo và quản lý của người hiệu trưởng.

Với kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, các cơ quan quản lý giáo dục có biện pháp sử dụng và phát triển chất lượng đội ngũ hiệu trưởng. Cũng từ các kết quả đánh giá, khuyến cáo hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường.

Hiệu trưởng trường THCS được đánh giá qua 3 tiêu chuẩn

- Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp: Chấp hành pháp luật, chính sách, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp, chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc, tác phong làm việc khoa học, sư phạm, ứng xử đúng mực…

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm:Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông, đạt chuẩn được đào tạo, có trình độ chuyên môn, hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục, có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực, có ý thức, tinh thần tự học, sử dụng được ngoại ngữ và CNTT trong công việc.

- Về năng lực quản lí nhà trường: Biết phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường, có tầm nhìn chiến lược để phát triển nhà trường, tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường, biết thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm phát

triển nhà trường, hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, phát triển cá nhân học sinh, quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới nhà trường. Biết lập các kế hoạch hoạt động, xây dựng, tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ, quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh. Biết quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính và tài sản nhà trường, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục. Quản lý hành chính, công tác thi đua, khen thưởng theo đúng quy định. Xây dựng hệ thống thông tin hoat động hiệu quả và thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường khách quan, khoa học, công bằng

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w