Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS Mục đích ban hành:

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010 (Trang 108 - 109)

CX, lệnh giải phóng một tiết Pust out và lệnh dịch chuyển tiết Move To.

CHUYÊN ĐỀ 3 GIỚI THIỆU CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG THCS VÙNG KKN

3.1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS Mục đích ban hành:

Mục đích ban hành:

- Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công

tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

- Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

- Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

Nội dung chính:

Đánh giá giáo viên theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực sư phạm, năng lực dạy học, giáo dục của người giáo viên.

Nghề nghiệp giáo viên THCS được đánh giá qua 6 tiêu chuẩn

- Có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. Ứng xử với học sinh, với đồng

nghiệp đúng mực, lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

- Có năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

- Có năng lực dạy học thể hiện biết xây dựng kế hoạch dạy học, đảm bảo kiến thức, chương trình môn học, biết vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai.

- Có năng lực giáo dục thể hiện xây dựng được kế hoạch các hoạt động giáo dục, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục thông qua môn học , thông qua các hoạt động giáo dục khác và hoạt động trong cộng đồng, biết đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh

- Có năng lực hoạt động chính trị, xã hội thể hiện qua sự phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng, tham gia hoạt động chính trị, xã hội…

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp thể hiện ở sự tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục, phát hiện và giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010 (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w