Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về vận tải đa

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 28 - 34)

1. Khái quát về tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và Việt Nam

1.2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về vận tải đa

đa phương thức

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Sự ra đời của pháp luật VTĐPT được lý giải trong Báo cáo

“Implementation of Multimodal Transport Rule” (“Thực thi các quy định vận tải đa phương thức”) của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) là do sự phát triển của các kỹ thuật giao thông mới vào những năm 1960, cũng đã đặt ra nhu cầu cần thiết phải sửa đổi các phương pháp tiếp cận thương mại và pháp lý truyền thống đối với vận tải hàng hóa. Hàng hóa được đựng trong container có thể được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau mà không cần phải tháo dỡ để kiểm đếm, xác minh trong quá trình chuyển tải từ phương tiện này sang phương tiện khác. Dần dần, ngày càng có nhiều nhà khai thác nhận trách nhiệm đối với toàn bộ dây chuyền vận chuyển theo một hợp đồng duy nhất. Người gửi hàng, người nhận hàng chỉ cần theo đuổi một nhà khai thác duy nhất trong trường hợp có thiệt hại hay mất mát hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển liên quan đến nhiều phương thức vận tải, thay vì nhiều nhà kinh doanh vận tải đơn thức. Vì vậy, đòi hỏi cần có một khung khổ pháp lý quốc tế cho VTĐPT29

Pháp luật về VTĐPT được đề cập trong các nghiên cứu tập trung vào nội dung về hợp đồng VTĐPT và trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT.

29 Report prepared by the UNCTAD secrectoriat, Implementation of multimodal transport rules, UNCTAD/SDTE/TLB/2, 25 June 2001, tr.6.

Khái niệm hợp đồng VTĐPT và các đặc trưng của hợp đồng VTĐPT được tác giả Marian Hoeks phân tích khá chi tiết trong Chương 2 cuốn sách

“Multimodal Transport Law: The law applicable to the multimodal contract for the carriage of goods” (“Luật vận tải đa phương thức: Luật áp dụng cho hợp đồng vận tải đa phương thức hàng hóa”). Từ định nghĩa về hợp đồng VTĐPT được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về VTĐPT, Marian Hoeks nêu ra hai đặc trưng của hợp đồng VTĐPT là hợp đồng đơn nhất (simple contract) và sử dụng ít nhất hai phương thức vận tải. Đồng thời, Marian Hoeks cũng đã đề cập tới lý thuyết về bản chất của hợp đồng VTĐPT dựa trên pháp luật của hai quốc gia là Hà Lan và Đức.

Christine Besong trong đề tài "Towards a modern role for liability in multimodal transport law" (“Hướng tới quy tắc hiện đại về trách nhiệm trong pháp luật VTĐPT”) cũng đã đưa ra những kết quả nghiên cứu riêng về khái niệm hợp đồng VTĐPT trên cơ sở đó chỉ ra các đặc trưng, bản chất của loại hợp đồng này. Điểm mới về phương diện lý luận của đề tài là nghiên cứu các khía cạnh của hợp đồng VTĐPT với các nội dung: là hợp đồng vận chuyển hoặc gom hàng; là hợp đồng gom hàng; là hợp đồng vận chuyển; là hợp đồng vừa gom hàng vừa vận chuyển. Những quan điểm pháp lý khác nhau về hợp đồng VTĐPT được tác giả phân tích và đánh giá nhằm khẳng định bản chất của hợp đồng VTĐPT không phải là sự kết hợp của một chuỗi hợp đồng được liên kết lại với nhau bằng các quy định của các điều ước quốc tế khác nhau về vận tải đơn thức được áp dụng. Hợp đồng VTĐPT là một hợp đồng vận chuyển liền mạch với bằng chứng là chứng từ VTĐPT bất kể ai là người có hàng hóa vận chuyển.

Mặc dù đã có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ dừng lại ở một số vấn đề như hợp đồng VTĐPT, trách nhiệm trong VTĐPT.

Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về các quy định pháp luật quốc tế và so sánh đối chiếu các quy định pháp luật giữa các khu vực, quốc gia.

Báo cáo của UNCTAD “Implementation of multimodal transport rules” (“Thực hiện các quy tắc VTĐPT”) đem đến cái nhìn toàn cảnh về bản chất và cơ sở của nhiều hệ thống pháp luật quốc gia, tiểu vùng và khu vực về VTĐPT. Bằng việc nghiên cứu đánh giá các quy định và pháp luật quốc tế khu vực, tiểu vùng (bao gồm: Cộng đồng Andean (Andean Community), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Hiệp hội hội nhập Mỹ la tinh (ALADI), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)) và của 12 quốc gia trên thế giới, kết luận chung được đưa ra từ bản báo cáo này là vẫn chưa có được sự thống nhất trong pháp luật điều chỉnh VTĐPT quốc tế. Việc thiếu một chế độ trách nhiệm có hiệu lực, các quy định, pháp luật các quốc gia khác nhau bao gồm các cách tiếp cận khác nhau về những vấn đề trung tâm như hệ thống trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm, thời hạn trách nhiệm…làm cho các bên gặp khó khăn trước những rủi ro liên quan30. Các quốc gia có hệ thống pháp luật được Báo cáo đề cập tới không bao gồm Việt Nam. Trong cuốn sách “Multimodal Transport Law: The law applicable to the multimodal contract for the carriage of goods” (“Luật vận tải đa phương thức: Luật áp dụng cho hợp đồng vận tải đa phương thức hàng hóa”), bên cạnh các vấn đề lý luận, tác giả Marian Hoeks đã nghiên cứu các quy định pháp luật và các tình huống pháp lý dựa trên ba hệ thống pháp luật, bao gồm: Đức, Hà Lan và Anh. Với pháp luật của Hà Lan, tác giả đã phân tích các quy định tại Bộ luật Dân sự Hà Lan (Burgerlijk Wetboek), từ Điều 8:40 đến Điều 8:52 trực tiếp điều chỉnh VTĐPT và đánh giá các quy định này trong mối quan hệ với các quy định khác của Bộ luật Dân sự Hà Lan cũng như so sánh đối chiếu các quy định này với các quy định trong các điều ước quốc tế về VTĐPT và vận tải đơn thức như Công ước

30 Report prepared by the UNCTAD secrectoriat, “Implementation of multimodal transport rules”, UNCTAD/SDTE/TLB/2, 25 June 2001, tr.54, nguồn: http://unctad.org/en/docs/posdtetlbd2.en.pdf, truy cập 10/5/2018.

Warsaw về vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không (Warsaw Convention - WC), Công ước về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ (Convention on the Contract for the International Carriage of Goods by Road - CMR)… Các quy định pháp luật về VTĐPT của Đức được ghi nhận trong Bộ luật Thương mại (Handelsgesetzbuch) từ Điều 452 đến Điều 452d. Các quy định này bắt đầu được áp dụng từ sau khi Luật cải cách giao thông vận tải của Đức có hiệu lực từ 01/7/1998. Một vấn đề được tác giả đề cập tới là việc ưu tiên áp dụng giữa các Công ước quốc tế và Bộ luật Thương mại của Đức. Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng trong điều kiện các quốc gia tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào quan hệ thương mại quốc tế. Sự phức tạp trong các quy định của pháp luật Đức cũng được tác giả đề cập tới qua những phân tích cụ thể đối với từng điều luật.

Trong cuốn sách “Multimodal Transport: carrier liability and documentation” (“Vận tải đa phương thức: trách nhiệm của người vận chuyển và chứng từ vận chuyển”), tác giả De Wit Ralph đã nghiên cứu so sánh pháp luật của sáu quốc gia, gồm: Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh và Mỹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu của tác giả cũng chỉ tập trung vào các vấn đề chung về trách nhiệm của người vận chuyển và chứng từ vận tải đa phương thức.

Tác giả Haedong Jeon với Luận án: “Coping with muddles and uncertainty in the fiel of multimodal transport liability”31 đã thực hiện việc nghiên cứu hướng tới đề xuất một quy chế quốc tế thống nhất về chế độ trách nhiệm đối với VTĐPT dựa trên đánh giá việc áp dụng chế độ trách nhiệm từng chặng sửa đổi và chế độ trách nhiệm thống nhất sửa đổi dựa trên Quy chế dự thảo của Liên minh Châu Âu (EU Draft Regime) và Quy tắc Rotterdam (Rotterdam Rules). Khuôn khổ pháp lý hiện nay về VTĐPT được Haedong Jeon trình bày, bao gồm: các điều ước quốc tế áp dụng với vận tải đơn thức bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường biển; các giải pháp về VTĐPT trong các khu vực: cộng

31Haedong Jeon (2013), Coping with muddles and uncertainty in the fiel of multimodal transport liability, Luận án tiến sĩ Southampton University.

đồng Andean Mercosur, Asean, Aladi; của một số quốc gia là Hà lan, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc. Ở góc độ lý luận, Luận án nghiên cứu các vấn đề chung về VTĐPT tại Chương 2. Trong chương này, Haedong Jeon cũng xuất phát từ việc nghiên cứu khái niệm và bản chất VTĐPT, đồng thời đề cập đến các lý thuyết về bản chất hợp đồng VTĐPT. Tại nội dung này, Luận án đưa ra ba lý thuyết về hợp đồng VTĐPT: hợp đồng VTĐPT là một hình thức hợp đồng riêng biệt (the contract sui generis), hợp đồng VTĐPT là loại hợp đồng hỗn hợp (the mixed contract) và hợp đồng VTĐPT là loại hợp đồng gộp chung (the absorbed contract). Theo Haedong Jeon, cách tiếp cận của lý thuyết hợp đồng hỗn hợp, về cơ bản, giống với chế độ trách nhiệm từng chặng hiện đang được sử dụng rộng rãi trong hợp đồng VTĐPT. Kể từ khi hệ thống pháp lý hiện hành về chế độ trách nhiệm của VTĐPT sử dụng chế độ trách nhiệm từng chặng thì hợp đồng VTĐPT nhìn chung đã được coi là hợp đồng hỗn hợp. Trong các chương tiếp theo, Luận án phân tích lý do tại sao cần đến một chế độ trách nhiệm thống nhất trong VTĐPT, chỉ ra nguyên nhân những nỗ lực những giải pháp cho VTĐPT đã được thực hiện trong thực tế đi đến thất bại… Luận án dành hai chương là Chương 6 và Chương 7 để phân tích hai chế độ trách nhiệm có thể sử dụng là chế độ chế độ trách nhiệm từng chặng sửa đổi theo Quy tắc Rotterdam (Rotterdam Rules) và chế độ trách nhiệm thống nhất sửa đổi theo Quy chế dự thảo của Liên minh Châu Âu (EU Draft Regime). Vấn đề bảo hiểm trong VTĐPT cũng được đề cập trong Chương 8 trước khi những kết luận được đưa ra tại Chương 9 Tuy nhiên, Luận án mới chỉ tập trung vào vấn đề trách nhiệm trong VTĐPT mà không phải toàn bộ nội dung pháp luật về VTĐPT. Đồng thời, việc áp dụng các quy định pháp luật trong các vụ việc thực tế được tác giả dẫn chứng không liên quan đến Việt Nam.

Gắn với vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với sự phát triển của thương mại điện tử và sự tác động tới VTĐPT cũng như sự pháp luật điều chỉnh, tác giả Nnenna Ifeanyi-Ajufo có bài nghiên cứu “International Multimodal

Transport Business and the Regulation of Electronic Commerce”32 (“Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế và Quy định của thương mại điện tử”). Theo tác giả, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, các hình thức ký kết hợp đồng, mua, bán và vận chuyển hàng hóa đã vượt ra khỏi hình thức truyền thống và xã hội đang được hướng tới sự vận hành không cần giấy tờ và không dùng tiền mặt. Một trong những lợi ích của công nghệ thông tin, truyền thông và toàn cầu hóa là sự ra đời của thương mại điện tử. Việc thiết lập một khuôn khổ điện tử cho GTVT đa phương thức quốc tế được tin tưởng là một sáng kiến quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống vận chuyển hàng hóa tích hợp. Bài nghiên cứu đề cập tới VTĐPT theo Luật quốc tế và Luật thương mại điện tử như việc áp dụng các điều ước quốc tế chi phối việc vận chuyển hàng hóa bằng VTĐPT về nghĩa vụ, quyền, trách nhiệm của các bên theo pháp luật và tính hiệu lực và hiệu quả của hợp đồng thương mại điện tử trong vận chuyển hàng hóa. Thông qua nghiên cứu, Nnenna Ifeanyi- Ajufo đi đến kết luận, cho dù tính phức tạp của hợp đồng VTĐPT đặc biệt trong các lĩnh vực trách nhiệm và bồi thường thiệt hại, các bên trong quan hệ VTĐPT hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện điện tử cho loại hợp đồng này và việc sử dụng các phương tiện điện tử như vậy không làm mất đi khả năng thực hiện của hợp đồng.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ở trong nước, việc nghiên cứu pháp luật về VTĐPT phần lớn mới được lồng ghép trong các công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế mà ít có các công trình nghiên cứu chuyên sâu ở góc độ pháp lý. Pháp luật VTĐPT đã được đề cập đến trong một số giáo trình của các trường đào tạo chuyên ngành Luật như: Giáo trình “Luật thương mại quốc tế”, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005; giáo trình “Luật thương mại quốc tế”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân năm 2000; Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB Khoa học và kỹ thuật năm 1999…

Trong các giáo trình này, ngoài những nội dung cơ bản về VTĐPT, các vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động VTĐPT được nghiên cứu sâu hơn tập trung vào các nội dung liên quan đến hợp đồng VTĐPT, bao gồm chứng từ VTĐPT và trách nhiệm trong hợp đồng VTĐPT. Tuy nhiên các giáo trình chủ yếu mới chỉ mang tính giới thiệu, chưa có tính chuyên sâu.

Ngoài một số giáo trình, pháp luật về VTĐPT cũng đã được các nhà nghiên cứu trong nước nghiên cứu theo từng mảng vấn đề ở các khía cạnh khác nhau, chủ yếu mang tính tổng hợp mà thiếu vắng sự phân tích đánh giá chuyên sâu, như: “Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá trong vận tải đa phương thức”33

của tác giả Nguyễn Hồng Vân, “Thống nhất chế độ trách nhiệm mới của MTO trong vận tải đa phương thức”34 của TS. Dương Văn Bạo… Các bài viết này đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về VTĐPT, người kinh doanh vận tải đa phương thức và các chế độ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức. Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích những ưu nhược điểm và bất hợp lý về các chế độ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức, TS. Dương Văn Bạo đã đề xuất phương hướng thống nhất về một chế độ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)