Cấu trúc hình thức và nội dung của pháp luật vận tải đa phương thức

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 63 - 79)

2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần được

1.2.2.Cấu trúc hình thức và nội dung của pháp luật vận tải đa phương thức

1.2.2.1. Cấu trúc hình thức của pháp luật về vận tải đa phương thức

Hoạt động VTĐPT thường có phạm vi vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Vì vậy, bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia, hoạt động vận chuyển này còn có sự tham gia điều chỉnh của các điều ước quốc tế, khu vực.

* Luật quốc tế

Luật quốc tế điều chỉnh trực tiếp quan hệ VTĐPT hiện nay bao gồm: - Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng VTĐPT quốc tế, 1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980). Công ước này được thông qua tại hội nghị của LHQ ngày 24-5-1980 tại Geneva gồm 84 nước tham gia. Cho đến nay, Công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết để phê chuẩn, gia nhập.

- Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ VTĐPT quốc tế (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents), số phát hành 48, đã có hiệu lực từ 01- 01-1992. Bản quy tắc là một văn bản QPPL tuỳ ý nên không có hiệu lực bắt buộc. Trong áp dụng, Bản quy tắc này được coi là “luật mềm”, khi sử dụng các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng.

Trong phạm vi khu vực, Việt Nam đã ký kết, tham gia một số điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá có liên quan đến hoạt động này:

- Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT năm 2005. Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT là sự kết hợp giữa Công ước năm 1980, Quy tắc của UNCTAD/ICC, Điều kiện FIATA về vận đơn VTĐPT, Hiệp định về VTĐPT giữa nhóm các nước khu vực Andes Nam Mỹ gồm Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru and Venezuela. Đây là văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh hoạt động này giữa các nước trong khu vực ASEAN. Theo Điều 2 của Hiệp định này, các quy định của Hiệp

định sẽ được áp dụng bắt buộc trong trường hợp người kinh doanh VTĐPT thuộc quốc gia thành viên cũng như áp dụng đối với tất cả các hợp đồng VTĐPT mà nơi giao hàng hoặc nơi nhận hàng thuộc một nước thành viên.

- Hiệp định về Tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và người qua lại biên giới (Hiệp định GMS). Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và người qua lại biên giới, ký ngày 26 tháng 11 năm 1999 tại Viên Chăn, đã được bổ sung, sửa đổi tại Yangon vào ngày 29 tháng 11 năm 2001, đã được Vương quốc Cam-pu-chia gia nhập vào ngày 29 tháng 11 năm 2001 tại Yangon, đã được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa gia nhập vào ngày 3 tháng 11 năm 2002 tại Phnôm Pênh và được Liên bang Mi-an-ma gia nhập ngày 19 tháng 9 năm 2003 tại Thành phố Đại Lý (còn gọi là “Hiệp định vận tải qua biên giới”). Phụ lục 13A của Hiệp định này đề cập riêng về chế độ trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT đã được các quốc gia thống nhất. Theo đó, các quy định về chế độ trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT này được sẽ được áp dụng đối với tất cả các hợp đồng VTĐPT nếu địa điểm người kinh doanh VTĐPT nhận hàng, như được quy định trong hợp đồng, nằm tại một Bên ký kết; hoặc địa điểm người kinh doanh VTĐPT giao hàng, như được quy định trong hợp đồng, nằm tại một Bên ký kết. Bất kỳ quy định nào trong chứng từ VTĐPT sẽ không có giá trị và không có hiệu lực nếu trực tiếp hoặc gián tiếp trái với các quy định được nêu trong Phụ lục này, đặc biệt nếu các quy định gây phương hại tới người gửi hàng và người nhận hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ không áp dụng trong trường hợp người kinh doanh VTĐPT, với sự đồng ý của người gửi hàng, thoả thuận tăng các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo các quy định của Phụ lục.

Ngoài ra VTĐPT quốc tế còn có sự tham gia điều chỉnh của các điều ước quốc tế về vận tải đơn thức:

Công ước Brucxen 1924 - Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, còn được gọi là Quy tắc Hague-Visby 1968. Quy tắc này chứa đựng các điều khoản về nội dung vận đơn, quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, giới hạn trách nhiệm bồi thường, khiếu nại…

Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, còn được gọi là quy tắc Hamburg 1978 (Hamburg Rules).

Công ước Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển, còn được gọi là quy tắc Rotterdam (Rotterdam Rule). Công ước này được thông qua ngày 23/9/2009 tại Rotterdam và đã có hiệu lực với sự phê chuẩn của 22 quốc gia.

- Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ: Công ước quốc tế về vận chuyển đường bộ (Convention de Merchandisses Par Rout - CMR). Công ước được phê chuẩn và áp dụng chủ yếu là ở các nước Châu Âu, có hiệu từ năm 1956.

- Trong vận tải đường sắt:

Công ước vận tải đường sắt quốc tế (Convention Concerning the Cariage of Goods by Rail - CIM) được phê chuẩn năm 1961, sửa đổi bổ sung bằng Nghị định thư năm 1970 và được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu.

Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế COTIF (Convention Concerning International Cariage of Goods by Rail). Công ước ra đời trên sơ sở sửa đổi công ước CIM năm 1980. Công ước được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

- Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:

Công ước Warsaw năm 1929 để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế (Convention for the Unification of Certain Rules relating to International Cariage by Air), được sửa đổi bằng Nghị định thư Hague năm 1955, Công ước Guadalazara năm 1961, Nghị định thư Guatemala năm 1971.

Công ước Montreal năm 1999 được thông qua tại Hội nghị quốc tế về Luật Hàng không tổ chức tại Montreal năm 1999 và có hiệu lực từ ngày năm 2003. Hiện nay, đã có 135 quốc gia và tổ chức gia nhập Công ước này.

* Luật quốc gia

Hoạt động vận chuyển hàng hoá nói chung và VTĐPT nói riêng đều là một bộ phận của hoạt động vận tải, vì vậy, ngoài những quy định của luật chuyên ngành, các loại hoạt động này còn chịu sự điều chỉnh chung của các quy định pháp luật về vận tải.

Pháp luật về VTĐPT của các quốc gia được thể hiện về mặt hình thức với nhiều dạng khác nhau. Không phải quốc gia nào cũng có một hệ thống pháp luật đầy đủ để điều chỉnh đối với hoạt động VTĐPT mà việc xây dựng và áp dụng pháp luật về vấn đề này của các quốc gia khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Ở một số quốc gia hiện nay, bên cạnh các quy định pháp luật điều chỉnh với hoạt động vận tải đơn thức, nhà nước đã ban hành các Luật riêng về VTĐPT từ rất sớm như Ấn Độ (Indian Multimodal Transportation of Goods Act, 1993), Argentina (Law No. 24.921: Multimodal Transport of Goods, 1998)… Nhiều quốc gia khác, pháp luật về VTĐPT vẫn bao gồm các quy phạm pháp luật nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau như trong pháp luật Trung Quốc, Hà Lan, Đức66… Ở Trung Quốc, hai văn bản quan trọng nhất được áp dụng với hợp đồng VTĐPT là Luật hàng hải và Luật hợp đồng. Theo đó, Luật hàng hải được áp dụng khi VTĐPT có sử dụng phương thức vận tải bằng đường biển, với các hợp đồng VTĐPT trong nước, các quy định tại Mục 4 Chương 17 Luật hợp đồng sẽ được áp dụng. Trong các quốc gia đã tham gia AFAMT, Myanmar đã ban hành quy định pháp luật tương đối toàn diện về VTĐPT. Luật vận tải đa phương thức Myanmar (Myanmar Multimodal Transportation Law, 2014) bao gồm 15 chương với 59 điều quy định cụ thể các định nghĩa, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng VTĐPT, phát hành

66 Marian Hoeks (2010), Multimodal Transport Law: The law applicable to the multimodal contract for the carriage of goods, Published by Kluwer Law International, Netherlands.

chứng từ VTĐPT, khiếu nại và giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý trung ương đối với VTĐPT và nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan này, đăng ký kinh doanh VTĐPT. Luật cũng quy định rõ về phạm vi áp dụng, vi phạm và xử lý vi phạm trong hoạt động VTĐPT. Tương tự, Luật VTĐPT Thái Lan (Thailand Multimodal transport Act B E 2548, 2005) gồm 4 chương, 80 Điều quy định đầy đủ về các khái niệm liên quan đến VTĐPT, hợp đồng VTĐPT, việc khiếu nại và quản lý nhà nước về VTĐPT.

Về phạm vi điều chỉnh, pháp luật các quốc gia cũng có quy định khác nhau. Một số quốc gia chỉ quy định và điều chỉnh đối với VTĐPT quốc tế (Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar,…). Luật vận tải đa phương thức Myanmar không chỉ thể hiện điều này trong khái niệm VTĐPT mà còn quy định cụ thể việc sử dụng các khái niệm VTĐPT, người kinh doanh VTĐPT, hợp đồng, chứng từ VTĐPT trong luật này “mang tính chất quốc tế và khu vực” (Điều 5)67. Bên cạnh đó có quốc gia ban hành các quy định điều chỉnh chung cả VTĐPT nội địa và VTĐPT quốc tế (Trung Quốc, Brazil…). Đặc biệt, Luật VTĐPT của Argentina (Law 24921) xác định phạm vi áp dụng là VTĐPT nội địa và áp dụng cho VTĐPT quốc tế với điều kiện nơi nhận hàng nằm trong lãnh thổ Argentina (nhập khẩu) và không áp dụng với xuất khẩu68.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự được coi là luật chung điều chỉnh tất cả các quan hệ hợp đồng. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, tất cả các luật chuyên ngành khi quy định về hợp đồng không được trái với các quy định của Bộ luật dân sự. Mặt khác, VTĐPT được xác định là một loại dịch vụ logistics nên cũng chịu sự điều chỉnh chung của các quy định của Luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật về logistics. Ngoài ra, do có sự kết hợp các phương thức vận chuyển trong VTĐPT mà hoạt động này còn được điều chỉnh bằng cả các văn

67 Myanmar Multimodal Transportation Law, 2014.

68 Report prepared by the UNCTAD secrectoriat (2001), Implementation of multimodal transport rules, UNCTAD/SDTE/TLB/2, 25 June 2001.

bản QPPL điều chỉnh hoạt động vận tải chuyên biệt như Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Luật Đường sắt,...

Điều chỉnh trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh VTĐPT hiện nay có thể kể đến một số văn bản chủ yếu như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bộ luật Hàng hải năm 2015 được Quốc Hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015. Bộ luật Hàng hải năm 2015 gồm XX chương, 341 điều với 4 điều luật quy định về VTĐPT (từ Điều 196 đến Điều 199 Mục 4 Chương VII). Theo quy định của chính Bộ luật này thì các quy định về VTĐPT trong Bộ luật Hàng hải chỉ điều chỉnh các hợp đồng VTĐPT có sử dụng phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về VTĐPT có sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường bộ tại điều 81, tuy nhiên, không có quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động VTĐPT.

- Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về vận tải đa phương thức (sau đây gọi là Nghị định 87/2009/NĐ-CP).

- Nghị định số 144/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức69 (sau đây gọi là Nghị định số 144/2018/NĐ-CP).

* Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại là những thói quen phổ biến được thừa nhận rộng rãi, thường xuyên trong hoạt động thương mại trên phạm vi toàn cầu, một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Các tập quán quốc tế về thương mại cũng có thể trở thành luật điều chỉnh trong quan hệ thương mại

69 Nghị định số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 87/2009/NĐ-CP đã hết hiệu lực theo Nghị định số 144/2018/NĐ-CP. Nghị định số 144/2018/NĐ-CP chỉ sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện kinh doanh và thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh VTĐPT trong Nghị định số 87/2009/NĐ-CP. Vì vậy, với các nội dung không được sửa đổi,bổ sung khi được đề cập trong luận án, tác giả sẽ dẫn chiếu theo các quy định tại Nghị định số 87/2009/NĐ-CP.

quốc tế. Tập quán thương mại chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng thương mại quốc tế có quy định sẽ áp dụng; khi thực hiện các quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan; khi luật quốc gia không quy định hoặc quy định không đầy đủ các chế định cần thiết để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế giữa các bên.

Ngoài các quy định pháp luật, VTĐPT quốc tế cũng chịu sự điều chỉnh của các tập quán thương mại quốc tế. Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP) có quy định trong trường hợp L/C yêu cầu xuất trình chứng từ vận tải, dùng cho chuyên chở hàng hóa sử dụng ít nhất 2 phương tiện vận tải thì Điều 19 UCP 600 sẽ được áp dụng để kiểm tra các chứng từ đó. Nội dung chứng từ VTĐPT sẽ phụ thuộc vào quy định của L/C trong quan hệ đó.

Theo pháp luật Việt Nam, trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài, các bên được thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005).

* Án lệ

Ở các quốc gia thông luật (common law), án lệ được xem là nguồn luật quan trọng. Tuy nhiên, mức độ sử dụng cũng như vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật ở từng quốc gia là khác nhau. Với các quốc gia thuộc hệ thống dân luật (civil law) hiện nay, mặc dù đề cao vai trò nguồn luật văn bản, các quốc gia này cũng đồng thời chú trọng việc sử dụng án lệ như là nguồn bổ trợ cho nguồn văn bản pháp luật bằng hình thức tuyển tập xét xử của tòa tối cao.

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu xây dựng hệ thống án lệ đã được đặt ra từ Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị ngày 02/6/2005. Cho tới nay, hệ thống án lệ Việt Nam đang từng bước

hình thành với 37 án lệ, trong đó có 08 án lệ trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại70 nhưng chưa có án lệ nào về VTĐPT.

1.2.2.2. Cấu trúc nội dung của pháp luật về vận tải đa phương thức

Việc xác định cấu trúc nội dung của pháp luật về VTĐPT được thực hiện dựa trên việc phân nhóm các quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Căn cứ để thực hiện việc phân nhóm các quan hệ xã hội này là dựa vào tính chất đặc thù và yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội đó. Ở Việt Nam, nội dung của pháp luật về vận tải đa phương thức bao gồm:

* Các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh. Để thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo và kiểm soát môi trường kinh doanh, đảm bảo yêu cầu của quản lý nhà nước trong mỗi giai đoạn. VTĐPT được xếp vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều này có nghĩa là theo yêu cầu quản lý, nhà nước xác định chủ thể kinh doanh VTĐPT phải đảm bảo những điều kiện nhất định mới bảo đảm tham gia hoạt động kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả. Điều kiện kinh doanh VTĐPT trong pháp luật Việt Nam được thể hiện thông qua hình thức Giấy phép kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

* Các quy định về chủ thể quan hệ VTĐPT. Chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm các bên tham gia quan hệ pháp luật và có các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định. VTĐPT là một loại hình thuộc dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nhưng khác với quan hệ vận chuyển hàng hóa thông thường, VTĐPT có sự tham

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 63 - 79)