Đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế để tăng cường hội nhập

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 166 - 168)

2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần được

3.2.4. Đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế để tăng cường hội nhập

Đây không chỉ là định hướng cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng VTĐPT mà còn là định hướng chung trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về vận tải nói chung. Đặc biệt trong điều kiện VTĐPT ở nước ta hiện nay phần lớn mang tính quốc tế, vì vậy, để xây dựng một hệ thống pháp luật về VTĐPT phù hợp với thông lệ quốc tế ngoài việc tiếp tục mở rộng việc ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về vấn đề này, Việt Nam cần chú trọng đến việc tham khảo các quy định pháp luật của các quốc gia trong các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới trên cơ sở vận dụng các quy định pháp luật quốc tế thông qua việc đưa những nguyên tắc đã được sự thừa nhận rộng rãi của các quốc gia vào trong pháp luật Việt Nam.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia và là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, các điều ước quốc tế cũng như các thoả thuận quốc tế. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế, các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, bất cứ quốc gia nào cũng phải cố gắng xây dựng hệ thống pháp luật của mình phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng xu thế hội nhập, thực hiện mục tiêu:

“Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao thông vận tải phù hợp với các quy định cơ bản của WTO và các nghĩa vụ của thành viên, bảo đảm đúng các cam kết về mở cửa thị trường, tự do hoá dần từng bước với việc cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải theo các phương thức thích hợp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài... Phát triển các chuyên ngành vận tải phù hợp với lợi thế của từng ngành, và nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và lưu thông trong nước; kết hợp hài hoà các phương thức vận tải; phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics...”128.

Với tư cách là thành viên của WTO, là một bên tham gia hoặc phê chuẩn các Điều ước quốc tế, Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế của mình, trong đó có nghĩa vụ sửa đổi pháp luật bảo đảm sự tương thích. Vì vậy, việc rà soát hệ thống pháp luật để loại bỏ những quy định mâu thuẫn, gây cản trở cho việc thực hiện các cam kết quốc tế, cũng như việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp cho tương thích với các cam kết của Viêt Nam khi gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, điều ước quốc tế đa phương là việc làm cần thiết.

Trong khu vực ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT (AFAMT) đã được ký kết làm cơ sở pháp lý quốc tế cho hoạt động VTĐPT. Cùng với việc tham gia AFAMT, chúng ta đã tham gia các Hiệp định về phát triển giao thông vận tải với các nước ASEAN nhằm tăng cường, phối hợp và liên kết trong hoạt động VTĐPT giữa các nước trong khu vực. Nhằm tiếp tục thực hiện các hiệp định song phương và đa phương về hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, về tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua biên giới, vận tải liên quốc gia, vận tải đa phương thức trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần xây dựng một khung khổ pháp lý hướng tới tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phù hợp với các quy tắc chung của thế giới và các nước trong khu vực. Hội nghị Bộ trưởng Giao

128 Bộ Giao thông vận tải, Quyết định số 3336/2007/QĐ-BGTVT Ban hành Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 30/10/2007.

thông vận tải ASEAN lần thứ 25 (ATM 25) kết thúc ngày 15/11/2019 tại Hà Nội đã ban hành Tuyên bố về việc thông qua Khung triển khai Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (AFAMT) tiếp tục đặt ra nhiệm vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật trong nước để đảm bảo sự thống nhất và minh bạch tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải, tăng cường hội nhập và kết nối vận tải ngày càng rộng rãi hơn.

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 166 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)