Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về vận

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 177 - 194)

2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần được

3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về vận

về vận tải đa phương thức

3.3.2.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động vận tải và hoàn thiện thể chế, pháp luật tạo hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển và và kết nối các Sàn Giao dịch vận tải.

Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quản lý, thúc đẩy thương mại điện tử là một yêu cầu đang tiếp tục được đặt ra trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm thiểu chi phí vận tải, góp phần tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức và dịch vụ logisticss. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động vận tải của mỗi phương thức vận tải, thống kê số liệu vận tải; sử dụng các phần mềm quản lý hoạt động vận tải, quản lý phương tiện, quản lý hoạt động của các Sàn Giao dịch vận

tải,... đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các chủ thể kinh doanh vận tải trong toàn quốc.

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ở Việt nam bước đầu đã hình thành các sàn giao dịch vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu gắn kết giữa chủ hàng và doanh nghiệp vận tải. Cuối năm 2015, sàn giao dịch vận tải đầu tiên vinatrucking.vn (do Công ty Cổ phần Sàn Giao Dịch Vận tải VinaTrucking điều hành) được khai trương. Đến nay đã có thêm một số doanh nghiệp tham gia kinh doanh hoạt động này như: Công ty Cổ phần Vận Chuyển Việt Nam (điều hành sàn giao dịch vietnamtrucking.vn), Công ty Cổ phần IZIFIX (điều hành sàn giao dịch izifix.com), Công ty TNHH một thành viên HANEL (điều hành sàn giao dịch vantaitructuyen.vn)... Tuy nhiên, hiện nay các sàn hoạt động còn rất yếu, số thành viên tham gia và các giao dịch thành công vẫn rất ít. Sản lượng vận chuyển qua các sàn chưa đạt 1% khối lượng vận chuyển của thị trường130. Một trong số nguyên nhân hoạt động của các sàn giao dịch vận tải ở Việt nam hoạt động không hiệu quả là từ phương diện pháp lý. Các sàn giao dịch vận tải chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau, trong đó cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động của sàn giao dịch vận tải hàng hóa là Quyết định số 5023/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ GTVT về Đề án nghiên cứu tổ chức, quản lý và hoạt động của Sàn giao dịch vận tải. Bên cạnh đó, sàn giao dịch còn chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định về quản lý website thương mại điện tử. Là một loại hình giao dịch vận tải, sàn sàn giao dịch vận tải phải chịu sự quản lý chung của Bộ GTVT nhưng do sàn giao dịch được coi là một dạng trang web thương mại điện tử nên phải đăng ký với Bộ Công thương để được Bộ này công nhận. Tuy nhiên, sau gần 5 năm kể từ khi đi vào hoạt động, ở góc độ quản lý nhà nước, đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào mang tính chuyên ngành để quản lý đối với sàn giao dịch vận tải. Việc sớm ban hành văn bản pháp

luật quản lý hoạt động của sàn giao dịch vận tải là hết sức cần thiết nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về kết nối các Sàn Giao dịch vận tải để làm cơ sở phát triển dịch vụ VTĐPT, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp" ban hành theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

3.3.2.2 Đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết trong lĩnh vực giao thông vận tải tại các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tham gia hai FTA đa phương lớn là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tính đến năm 2016, ngành GTVT đã ký kết, gia nhập và thực hiện 50 điều ước quốc tế về giao thông. Việc củng cố, tăng cường kết nối GTVT đã góp phần quan trọng trong tạo thuận lợi thương mại và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thông qua các hoạt động. Cụ thể:

Thứ nhất, rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logisticss, VTĐPT tại WTO, ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm kiến nghị các biện pháp đảm bảo tránh xung đột trong cam kết về vấn đề này tại các diễn đàn quốc tế, tránh xung đột giữa cam kết quốc tế với pháp luật trong nước và bảo vệ tối đa lợi ích của các doanh nghiệp vận tải mạnh trong nước.

Thứ hai, tiếp tục triển khai việc chuyển hóa ĐƯQT vào pháp luật quốc gia, thực hiện có hiệu quả các Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi vận tải cho hàng hóa quá cảnh, vận tải liên quốc gia và đa phương thức.

3.3.2.3 Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP, hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác. Từ năm 2014, ngành Hải quan đã tiếp nhận và quản lý, triển khai vận hành ngày càng có hiệu quả Hệ thống Thông quan tự động (hay thường gọi là Hải quan điện tử) Việt Nam (VNACCS/VCIS) với 100% Chi cục Hải quan thực hiện, bảo đảm vận hành 24/7 với 99% thủ tục hải quan được thực hiện qua Hệ thống này. Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, được ban hành khiến cho thủ tục hành chính hải quan tiếp tục được đơn giản hóa, bảo đảm tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp, điện tử hóa được thực hiện ở hầu hết các khâu. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giám sát hàng hóa xuất nhập cảnh, bên cạnh việc tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý cần thực hiện đồng thời việc nâng cấp, mở rộng hệ thống công nghệ thông tin trong các lĩnh vực giao thông vận tải để tham gia triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.

3.3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về vận tải đa phương thức

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là một nội dung trong quản lý nhà nước, góp phần quan trọng trong bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý và hiệu lực thi hành của pháp luật. Kiểm tra là chức năng thường xuyên, vốn có

của hoạt động quản lý, thanh tra là hoạt động đặc biệt của quản lý nhà nước được thực hiện bằng hệ thống cơ quan thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm có mục đích kịp thời phát hiện những ưu điểm, nhược điểm trong các chính sách, pháp luật, góp phần chấn chỉnh, định hướng lại cho hoạt động của chủ thể; kiến nghị ban hành, điều chỉnh kịp thời chính sách, pháp luật cũng như nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, hạn chế tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với nhà nước và xã hội. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về VTĐPT bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và chấp hành các quy định pháp luật của người kinh doanh VTĐPT nhằm thực hiện vai trò quản lý nhà nước và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.

VTĐPT ở Việt Nam hiện nay chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan, do đó ngoài chịu sự kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, hoạt động này còn chịu sự kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế... Thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về VTĐPT được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể mà không được quy định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về VTĐPT. Đồng thời, pháp luật cũng chưa có quy định đặc thù về xử lý vi phạm trong hoạt động VTĐPT mà chỉ có các quy định chung về xử lý vi phạm hành chính. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra trùng lặp và kém hiệu quả.

Để bảo đảm hiệu quả việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực GTVT, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải. Thực hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm

về tải trọng xe, vi phạm về quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải...

Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về VTĐPT, cùng với việc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật, cần tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động này.

3.3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vận tải đa phương thức

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa pháp luật đi vào đời sống xã hội. Hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ý thức pháp luật, trình độ kiến thức pháp luật của các chủ thể. Vì vậy, để đưa các quy định pháp luật về VTĐPT vào đời sống xã hội một cách có hiệu quả, để các chủ thể nhận thức được nội dung, ý nghĩa của pháp luật về VTĐPT, những lợi ích của việc thực hiện pháp luật về vấn đề này, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vận tải đa phương thức. Các cơ quan nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logisticss Việt Nam cần xây dựng các chương trình và các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về VTĐPT thực sự có chiều sâu, đạt hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này còn đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải tiến hành khảo sát, đánh giá việc nắm bắt các quy định pháp luật về VTĐPT trong đội ngũ những người cung cấp dịch vụ logistics, kinh doanh vận tải, chủ hàng… kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật nhằm giúp các chủ thể hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật, hiểu và ý thức được về quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, từ đó nâng hiệu quả thực hiện pháp luật về VTĐPT. Thực hiện phối hợp giữa các Bộ Giao thông vận tải, Bộ giáo dục đào tạo, Tổng cục dạy nghề cần

để đưa nội dung pháp luật về VTĐPT vào nội dung giảng dạy, đào tạo về logistisc và VTĐPT trong các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

1. Hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu đối với pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam. Cùng với chủ trương phát triển VTĐPT, việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam là một đòi hỏi hoàn toàn khách quan đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế và công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2. Từ những vấn đề lý luận về VTĐPT, thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam hiện nay cho thấy, quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về VTĐPT ở nước ta trong thời gian tới cần thực hiện theo hướng: đảm bảo sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự thống nhất với pháp luật về vận tải hàng hóa và logistics cũng như của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và tương thích với pháp luật quốc tế.

3. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể bao gồm kiến nghị đối với pháp luật về hợp đồng VTĐPT, quản lý nhà nước về VTĐPT. Trên nền tảng pháp luật của Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về VTĐPT với những kiến nghị đã nêu không chỉ khắc phục được những thiếu sót hiện đang tồn tại trong pháp luật về VTĐPT của nước ta mà còn bảo đảm sự tương đồng với các quy định của các quốc gia khác, các điều ước quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định về vận tải trong khu vực mà Việt Nam đã tham gia ký kết như Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT, Hiệp định vận tải qua biên giới…

KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.Với tính chất là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại, ngành vận tải hiện đại cần phải đáp ứng được những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Vận tải đa phương thức là hình thức vận chuyển hàng hóa tiên tiến có vị trí, vai trò quan trọng trong thương mại hàng hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Vận tải đa phương thức là hình thức vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận chuyển, theo một hợp đồng, một chứng từ vận tải và một người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hàng hoá.

2.Pháp luật về vận tải đa phương thức là một bộ phận của pháp luật về vận chuyển hàng hóa chứa đựng những quy định pháp luật có tính đặc thù nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong toàn bộ chuỗi vận tải gắn với vai trò của người kinh doanh vận tải đa phương thức.

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 177 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)