Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 94 - 98)

2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần được

2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức

2.1. Thực trạng pháp luật về vận tải đa phương thức

2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức thức

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Với quy định này, Hiến pháp năm 2013 đã tạo tiền đề cho những quy định có tính đột phá mạnh mẽ về quyền tự do kinh doanh và tạo lập sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Các luật như Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã cụ thể hóa bằng việc đưa ra các quy định về cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoặc hộ gia đình được quyền tự do, tự chủ trong kinh doanh. Tuy vậy, khi đã lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh, các chủ thể kinh doanh cũng cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà nhà nước đặt ra tương ứng với các ngành nghề kinh doanh đó. Việc quy định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được xác định dựa trên yêu cầu quản lý, điều tiết nền kinh tế trong từng giai đoạn, sự phù hợp với các cam kết quốc tế và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật nhất định.

Dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bất kỳ tổ chức cá nhân nào cũng có quyền kinh doanh VTĐPT. Tuy nhiên, trong vận chuyển hàng hoá nói chung, người vận chuyển đều phải mang tính chuyên nghiệp, đặc biệt với những hoạt động của người kinh doanh VTĐPT là tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau, đòi hỏi phải có đủ năng lực để tiến hành hoạt động kinh doanh. Từ phương diện hoạt động của người kinh doanh VTĐPT, trong pháp luật các nước đều đặt ra những điều kiện mà các tổ chức, cá nhân phải đảm bảo để được kinh doanh VTĐPT. Mặc dù có những quy định khác nhau, nhưng nhìn chung các yếu tố chính để tạo nên năng lực của người kinh

doanh VTĐPT được đề cập tới bao gồm: năng lực tài chính, chuyên môn và bộ máy tổ chức.

Là người chịu trách nhiệm toàn bộ về hàng hóa trong cả quá trình vận chuyển, người kinh doanh VTĐPT phải có khả năng tài chính đủ để thực hiện việc bồi thường cho mất mát, hư hỏng hay chậm giao xảy ra đối với hàng hóa, thể hiện ở mức vốn tối thiểu phải có, hoặc sự bảo đảm bằng tài sản của các ngân hàng, tổ chức tài chính và được bảo hiểm về hoạt động VTĐPT của họ. Năng lực tài chính là điều kiện cơ bản được quy định trong pháp luật của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế về VTĐPT.

Trong pháp luật Việt Nam, VTĐPT được phân chia thành VTĐPT nội địa và VTĐPT quốc tế và phải đáp ứng các điều kiện khác nhau. Theo quy định tại Nghị định số 87/2009/NĐ-CP, chỉ có các doanh nghiệp và hợp tác xã Việt Nam được kinh doanh VTĐPT nội địa và phải đáp ứng được các điều kiện về đăng ký kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; các doanh nghiệp và hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh VTĐPT quốc tế phải đáp ứng thêm điều kiện về Giấy phép kinh doanh và điều kiện tài sản. Nghị định số 144/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức đã bỏ điều kiện kinh doanh đối với VTĐPT nội địa, đồng thời áp dụng điều kiện chung thống nhất với doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam kinh doanh VTĐPT quốc tế. Cụ thể:

Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện:

- Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR80 hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;

- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Với các doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức được kinh doanh VTĐPT quốc tế sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam với điều kiện:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;

- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.

Đối với hoạt động kinh doanh VTĐPT quốc tế, thủ tục xin Giấy phép kinh doanh được tiến hành sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh VTĐPT quốc tế có thời hạn 5 năm và có thể được gia hạn.

Quy định về đăng ký hoạt động kinh doanh và điều kiện về tài sản của Việt Nam cho thấy sự tương đồng với các quốc gia khác.

Người kinh doanh VTĐPT theo pháp luật Thái Lan, phải đăng ký hoặc nhập vào hồ sơ chính thức với các điều kiện quy định tại Luật VTĐPT. Để được đăng ký, người kinh doanh VTĐPT phải là công ty TNHH hoặc công ty đại chúng có trụ sở chính tại Thái Lan và có mức vốn thanh toán không dưới 80.000 SDR, người kinh doanh VTĐPT phải duy trì khả năng bảo đảm trách nhiệm của mình theo hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc cho bất kỳ rủi ro nào khác có được từ hợp đồng được thực hiện và duy trì mức tài sản tối thiểu 80.000 SDR trong suốt thời gian hoạt động VTĐPT. Ngoài ra, pháp luật Thái Lan cho phép người kinh doanh VTĐPT đã đăng ký ở nước được Thái Lan công nhận theo các hiệp ước quốc tế hoạt động VTĐPT tại nước này trên cơ sở đăng ký với cơ quan đăng ký của Thái Lan và đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Thái Lan. Người kinh doanh vận tải hoặc người kinh doanh VTĐPT nước ngoài cũng có thể đăng ký hoạt động VTĐPT với Cơ quan đăng ký và thành lập đại lý để hoạt động tại Thái Lan81.

Luật VTĐPT của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định, để thành lập doanh nghiệp VTĐPT ở quốc gia này, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế ngoài yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hoặc vận tải hàng hóa còn phải sở hữu tài sản tương đương ít nhất 80,000 SDR hoặc có bảo lãnh từ ngân hàng với số tiền tương đương và có bảo hiểm bồi thường cho bất kỳ thiệt hại hoặc chậm trễ trong việc giao hàng hóa82.

Theo quy định của Luật VTĐPT hàng hóa năm 1993 (sửa đổi năm 2000) của Ấn Độ, để được đăng ký kinh doanh VTĐPT, người kinh doanh VTĐPT phải đáp ứng điều kiện: có doanh thu hàng năm trong năm tài chính gần nhất không dưới 5 triệu rupi, hoặc doanh thu trung bình của 3 năm tài chính trước đó đạt 5 triệu rupi theo xác nhận của tổ chức kiểm toán; vốn cổ phần đăng ký của công ty hoặc vốn chủ sở hữu hoặc cán cân vốn bình quân của các thành viên công ty đó không dưới 5 triệu rupi83.

Bên cạnh năng lực tài chính, yếu tố chuyên môn và tổ chức bộ máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức kết nối các phương thức vận tải và thực hiện toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa. Xây dựng mạng lưới đại lý, văn phòng đại diện, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện điện tử để kết nối... sẽ hỗ trợ có hiệu quả hoạt động VTĐPT, nhất là với VTĐPT quốc tế.

Theo Quy định của Chính phủ về vận tải đa phương thức của Indonesia84, chủ thể kinh doanh VTĐPT phải có giấy phép kinh doanh do Bộ trưởng giao thông vận tải cấp trên cơ sở bảo đảm về quản trị và kỹ thuật. Trong đó, bảo đảm về quản trị đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải có chứng thư thành lập, có mã số thuế, địa điểm kinh doanh và số vốn tối thiểu 80.000 SDR; bảo đảm về kỹ thuật thể hiện ở thiết bị làm việc, nguồn nhân lực có năng lực trong lĩnh vực VTĐPT.

82 Lao People’s Democratic Republic, Law on Multiple Transport No. 28/NA, Vientiane, 18 December 2012, Điều 26.

83 Indian The Multimodal Transportation of Goods Act, Chương 2.

84Government Regulation of The Republic of Indonesia number 8 years 2011 about Multimodal Transport, Điều 7.

Pháp luật Trung Quốc quy định doanh nghiệp kinh doanh VTĐPT phải đáp ứng các điều kiện: (1) là pháp nhân Trung Quốc, (2) có một tổ chức, một địa điểm kinh doanh cố định, các cơ sở kinh doanh cần thiết và nhân viên quản lý chuyên nghiệp tương ứng phù hợp để tham gia vào kinh doanh vận tải đa phương thức, (3) Doanh nghiệp có hơn 3 năm kinh nghiệm trong vận chuyển hàng hóa quốc tế hoặc đại lý, và có các đại lý trong và ngoài nước tương ứng, (4) Vốn đăng ký không dưới 10 triệu RMB và có tín dụng tốt. Khi mở thêm chi nhánh hoạt động, mỗi chi nhánh bổ sung sẽ tăng vốn đăng ký thêm 1 triệu RMB, (5) Các điều kiện khác theo pháp luật và quy định của nhà nước85.

So sánh cho thấy, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh VTĐPT ở Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 87/2009/NĐ-CP đơn giản hơn so với nhiều quốc gia trên cơ sở chỉ quy định về tài sản và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kinh doanh VTĐPT với tính chất là điều kiện bảo đảm năng lực tài chính của người kinh doanh VTĐPT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)