Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vận tải đa phương thức trong điều

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 82 - 94)

2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần được

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vận tải đa phương thức trong điều

điều kiện hội nhập quốc tế

Cũng như pháp luật trong bất kỳ lĩnh vực nào, pháp luật VTĐPT cũng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác theo cả hướng tích cực và tiêu cực ở những mức độ khác nhau. Những yếu tố tác động đến pháp luật VTĐPT bao gồm: chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển VTĐPT; sự phát triển của thị trường

VTĐPT; đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế; luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế về VTĐPT và sự tương tác giữa các bộ phận pháp luật.

1.2.5.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển vận tải đa phương thức

Ở các quốc gia, do các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên chính sách của nhà nước về VTĐPT cũng khác nhau. Đồng thời, mỗi quốc gia, đường lối phát triển kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau có thể đi theo những định hướng khác nhau. Do đó, chính sách của nhà nước về kinh tế dịch vụ nói chung và dịch vụ vận tải cũng có những sự thay đổi gắn với từng thời kỳ phát triển. Sự tác động của chủ trương,chính sách của nhà nước đối với pháp luật VTĐPT có thể theo hai hướng: tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực. Điều đó trước hết là do nhà nước là chủ thể ban hành pháp luật, vì vậy nhà nước quyết định đến việc ban hành các quy định pháp luật, nội dung pháp luật VTĐPT và cả quá trình tổ chức thực hiện các quy định pháp luật này trong thực tế.

Sâu xa hơn, chính sách phát triển VTĐPT gắn liền với chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. Đối với nền kinh tế tập trung bao cấp, giao thương thương mại hạn chế, đồng thời sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bị triệt tiêu do thực hiện theo chủ trương pháp lệnh của nhà nước, pháp luật VTĐPT không có điều kiện để phát triển. Trong một nền kinh tế thị trường, cùng với tự do hoá thương mại, giao lưu kinh tế và nhu cầu vận chuyển hàng hoá - đặc biệt là nhu cầu giảm thiểu chi phí vận tải và bảo đảm thời gian giao hàng nhanh chóng, an toàn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - đã thúc đẩy sự phát triển của VTĐPT. Pháp luật VTĐPT với vai trò là công cụ pháp lý để quản lý hoạt động VTĐPT vì vậy cũng ngày càng phát triển.

Xác định GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất

nước. Việt Nam đã chú trọng xây dựng chính sách phát triển GTVT nói chung và VTĐPT nói riêng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống GTVT hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, chất lượng ngày càng được nâng cao với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics74.

Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 đã nêu rõ: “Tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, hàng không, tài chính, ngân hàng, các dịch vụ tư vấn... Phát triển mạnh dịch vụ VTĐPT, dịch vụ logistics, thương mại điện tử”. Mới đây nhất, ngày 7/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 703/2019/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án "Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp". Đề án có mục tiêu tổng quát là xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải và phát triển vận tải đa phương thức; ứng dụng các công nghệ vận tải tiên tiến để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để đạt được mục tiêu mà đề án đã đề ra, ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải chính, đặc biệt là hành lang Bắc Nam và các hành lang kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế nhằm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí vận tải biển, giảm chi phí logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; đẩy mạnh kết nối vận tải

74 Quyết định 355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/2/2013 về việc phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020.

đa phương thức giữa các cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải với thị trường Camphuchia, các cảng khu vực Hải Phòng với Tây Nam Trung Quốc, các cảng khu vực miền Trung với Lào, Thái Lan và Myanmar. Nâng cao kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn... Cùng với đó là nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải; hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực vận tải. Hình thành được các doanh nghiệp vận tải có năng lực, khả năng liên kết các chuỗi vận tải và dịch vụ logistics để cung cấp vận tải đa phương thức, vươn ra thị trường quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hóa đường sắt, hàng không. Phát triển hợp lý các phương thức vận tải gắn với các nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải; tăng cường kết nối giữa các phương thức để phát triển vận tải đa phương thức, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính; nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, đưa chi phí vận tải hàng hóa xuống còn khoảng 10% tổng giá trị sản phẩm quốc nội, góp phần giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống tương đương khoảng 15% GDP.

Để đáp ứng nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, trong những năm qua chính sách phát triển GTVT nói chung và VTĐPT nói riêng của nhà nước cũng được điều chỉnh, bổ sung hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, phát huy tối đa vận tải đa phương thức. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về VTĐPT.

1.2.5.2. Sự phát triển của hoạt động vận tải đa phương thức

Chủ nghĩa Mac - Lênin đã chỉ ra giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ ấy, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và ngược lại kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại với cơ sở hạ tầng. Pháp luật sinh ra từ các điều kiện, tiền đề kinh tế và phải phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế. Một cách chung nhất, mối quan hệ giữa hoạt động VTĐPT và pháp luật về vấn đề này là sự thể hiện cụ

thể của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Báo cáo của UNCTAD: “Implementation of Multimodal Transport Rule” cũng chỉ ra rằng chính sự phát triển của việc vận chuyển hàng hoá bằng container dựa trên sự tham gia của nhiều phương tiện khác nhau mà không cần phải tháo dỡ để kiểm đếm, xác minh trong quá trình chuyển tải từ phương tiện này sang phương tiện khác trong hoạt động VTĐPT đã đặt ra đòi hỏi cần có một khung khổ pháp lý quốc tế cho VTĐPT75. Ở phạm vi quốc gia, cùng với sự phát triển của thương mại hàng hoá và các ngành kinh tế dịch vụ, để duy trì và gia tăng khả năng cạnh tranh, các chuỗi cung ứng này ngày càng phụ thuộc vào vận tải đa phương thức, kho bãi, bốc xếp và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Với vai trò là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại, VTĐPT đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống. Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành vận tải, tăng thị phần vận tải đường sông, đường biển nội địa và đường sắt đi đôi với việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm hơn 60% điều kiện kinh doanh vận tải không cần thiết, trong đó có điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức của ngành GTVT, đã góp phần làm tăng khối lượng và giá trị vận tải hàng hóa và hành khách của Việt Nam. Tiếp cận dịch vụ logistics và VTĐPT là điều kiện tiên quyết và ngày càng quan trọng cho khả năng cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu hóa. Thực tiễn GTVT ở nước ta hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải góp phần làm giảm chi phí vận tải, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành dịch vụ vận tải hàng hóa nói riêng và dịch vụ logistics nói chung. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018: “Kết nối để cạnh tranh logistics thương mại trong nền kinh tế toàn cầu năm 2018 - Chỉ số hoạt động logistics và các tiêu chí của chỉ số” (Connecting to Compete 2018 Trade Logistics in the Global Economy - The Logistics Performance Index and Its Indicators), chỉ số năng lực hoạt động

75 Report prepared by the UNCTAD secrectoriat (2001), Implementation of multimodal transport rules, UNCTAD/SDTE/TLB/2, 25 June 2001.

logistics (LPI) của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN (sau Singapore - xếp hạng 7) và Thái Lan - xếp hạng 32). Việt Nam vươn lên đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp 76. Trong giai đoạn năm 2017 - 2021, vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức được dự báo là phân khúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất, gần 5%77.

Điều này có tác động tích cực tới sự phát triển của pháp luật VTĐPT. Để phát triển bất kỳ lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào nào thì cơ sở pháp lý đều đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, nhà nước cần dựa trên các điều kiện thực tiễn để thiết lập một hệ thống pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Các quy định pháp luật được đòi hỏi ngày càng phải được bổ sung, hoàn thiện nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu tạo lập hành lang pháp lý điều chỉnh đối với riêng hoạt động VTĐPT, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong lĩnh vực này, mà còn tạo cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả tổng thể của cả hệ thống GTVT.

1.2.5.3. Sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế, trong những năm qua, nhà nước ta đã thực hiện hội nhập toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là hội nhập kinh tế. Các quan hệ hợp tác kinh tế song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu đã được mở rộng với việc ký kết và tham gia một loạt các ĐƯQT. Sau gần 15 năm gia nhập WTO, tính đến tháng 4/2020 Việt Nam đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: 7 FTA với tư cách là thành viên ASEAN (CEPT/AFTA và FTA với các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Niu Dilân, Hồng Kông); 5 FTA

76 World Bank (2018), Connecting to Compete 2018 Trade Logisticss in the Global Economy - The Logisticss Performance Index and Its Indicators, tr.45, nguồn:

https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/29971, truy cập ngày 17/10/2018.

ký kết với tư cách là một bên độc lập (với các đối tác: Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á-Âu, và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP); FTA với Liên minh châu Âu (EVFTA)78. Trong khu vực ASEAN, thương mại quốc tế đang phát triển nhanh chóng do được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất ngày càng tăng. ASEAN đã và đang theo đuổi việc hoàn thiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới FTA, dự kiến sẽ chính thức được ký kết vào năm 2020. Việc ký kết các FTA đã tạo cơ sở pháp lý và tiền đề, điều kiện quan trọng về thể chế để nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế quốc tế, cũng như tạo tiền đề để pháp luật trong nước phù hợp và tương thích với pháp luật quốc tế. Việc kết thúc đàm phán RCEP cũng sẽ mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, trên quy mô toàn cầu, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất toàn cầu với tỷ lệ thương mại trên GDP là 190% trong năm 201879. Là nước tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, thương mại Việt Nam đã có sự tăng trưởng cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và được hưởng lợi từ việc tạo ra nhiều việc làm cũng như hiểu biết lẫn nhau khi tham gia vào nền sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, một trong những yêu cầu không thể thiếu của Việt Nam là phải hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật. Sự tác động của hội nhập quốc tế đối với hệ thống pháp luật kinh doanh, thương mại nói chung, pháp luật về VTĐPT nói riêng là sự tác động có tính hai chiều: hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực cho việc cải thiện môi trường kinh doanh và hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam về VTĐPT; ngược lại việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về VTĐPT

78 Nguồn: Trung tâm WTO và hội nhập, http://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta- cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018, truy cập 10/5/2020.

79 Worldbank (2019), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2019: Việt Nam - Kết nối vì Phát triển và Thịnh vượng chung, Báo cáo chính thức tháng 12/2019, tr.11.

đi đôi với việc cải cách thể chế và hành chính sẽ góp phần thúc đẩy Việt Nam tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế.

Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực trong công tác xây dựng pháp luật đã hình thành một hệ thống quy định pháp luật tương đối đầy đủ để điều chỉnh hoạt động VTĐPT ở Việt Nam, đáp ứng được ở mức độ nhất định yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Pháp luật đã tạo ra mặt bằng pháp lý chung cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ VTĐPT, đảm bảo sự bình đẳng về pháp lý trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế, giữa người kinh doanh VTĐPT trong nước với người kinh doanh VTĐPT nước ngoài. Cùng với tham gia và cam kết thực hiện nhiều quy định luật pháp quốc tế cũng như hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật, nhiều văn bản pháp luật phù hợp với

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)