Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 42)

2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần được

3.2.Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

- VTĐPT là gì? VTĐPT mang lại những lợi ích gì đối với nền kinh tế?

Giả thuyết nghiên cứu: VTĐPT là hình thức vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận chuyển, theo một hợp đồng, một chứng từ vận tải và một người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hàng hoá. VTĐPT có thể được thực hiện dựa trên nhiều mô hình khác nhau nên mang lại lợi ích to lớn cho các bên tham gia(người gửi hàng, người vận chuyển) và cho cả xã hội.

- Pháp luật VTĐPT là gì? Cấu trúc hình thức và nội dung của pháp luật về VTĐPT như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật VTĐPT bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động VTĐPT. Các quy định pháp luật VTĐPT được thể hiện trong nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: trong các ĐƯQT, các văn bản quy phạm pháp luật do quốc gia ban hành. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các tập quán quốc tế hay án lệ cũng được sử dụng để điều chỉnh quan hệ VTĐPT. Vì VTĐPT là một hình thức vận chuyển hàng hoá, do vậy, pháp luật về VTĐPT cũng là một bộ phận thuộc pháp luật về vận chuyển hàng hoá. Nội dung pháp luật VTĐPT sẽ bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về điều kiện kinh doanh VTĐPT, quy định về chủ thể quan hệ VTĐPT, hợp đồng VTĐPT, giải quyết tranh chấp về VTĐPT và các quy định liên quan đến quản lý nhà nước về VTĐPT. - Những tồn tại trong pháp luật về VTĐPT và việc thực hiện pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam là gì? Pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam cần phải hoàn thiện như thế nào và cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật?

Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật VTĐPT bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh với các nội dung có tính đặc thù của VTĐPT, đặc biệt là về trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế, bất cập như sự thiếu thống nhất giữa pháp luật về VTĐPT và các luật về vận tải đơn thức, một số quy định chưa thực sự rõ ràng gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế. Để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, pháp luật về VTĐPT ở Việt Nam cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm sự thống nhất với pháp luật về vận tải hàng hóa và logistics cũng như của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung, đồng thời bảo đảm sự tương thích với pháp luật quốc tế để tăng cường hội nhập.

KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN

Đã có những công trình nghiên cứu từng bước xây dựng được hệ thống lý luận về VTĐPT và một số khía cạnh của pháp luật về VTĐPT. Với những đóng

góp quan trọng đó, các công trình khoa học trên sẽ cung cấp nhiều nội dung phong phú, nguồn tư liệu, số liệu tương đối khách quan là sơ sở để tác giả tham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án.

Qua quá trình khảo cứu các công trình khoa học đã được công bố trong và ngoài nước có thể khẳng định mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về VTĐPT và pháp luật về VTĐPT, tuy nhiên phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế là chủ yếu. Cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu được công bố nào ở cấp thạc sỹ và tiến sỹ, sách chuyên khảo, đề tài khoa học nghiên cứu toàn diện về pháp luật VTĐPT Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đề tài : “Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế" không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC VÀ PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC 1.1. Những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của vận tải đa phương thức

Mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển làm gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ việc sử dụng những phương tiện thô sơ, cùng với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, vận chuyển hàng hóa dần dần được thay thế bằng những phương tiện ngày càng hiện đại có khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn với tốc độ vận chuyển ngày càng cao. Lịch sử VTĐPT được đánh dấu bằng sự kết hợp của ít nhất hai phương tiện vận tải trong một hành trình liền mạch từ cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Vào năm 1930, trên tuyến đường sắt đầu tiên từ Liverpool đến Manchester, VTĐPT đã được thực hiện bằng cách sử dụng loại hình RO-RO, theo đó các toa xe ngựa được tách khỏi bánh xe và được tải lên các toa xe phẳng hoặc gắn vào các toa moóc. Năm 1939, tuyến đường sắt Birmingham và Derby đã giới thiệu hình thức vận tải đa phương thức bằng việc chuyển container từ các toa xe lửa sang xe ngựa. VTĐPT được phát triển ở Pháp từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với sự xuất hiện của cách thức vận chuyển “door to door” sử dụng các “cadres” (thùng gỗ cứng kích thước 2x2x2m). Ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dịch vụ vận chuyển kết hợp giữa đường bộ - đường sắt - đường biển để vận chuyển hàng hóa giữa Paris và London đã được thực hiện. Đến năm 1948, công ty CNC của Pháp được thành lập đã tiến hành việc vận chuyển hàng hóa bằng các cadres làm từ thép với vận đơn chở suốt để xuất khẩu hàng hóa từ Pháp đến tất cả các quốc gia có thiết lập quan hệ với quốc gia này. Tuy nhiên, sự phát triển của VTĐPT chỉ thực sự trở thành một cuộc cách mạng container vào thập kỷ 50 của thế kỷ XX với vai trò của nhà kinh doanh vận tải đường bộ của Mỹ - ông Malcolm MacLean (một trong những nhà sáng lập của McLean Trucking Company). Hàng hóa đã

được kết hợp vận chuyển bằng xe tải và các tàu chở dầu trên tuyến nội địa của Mỹ từ New Jersey tới Texas vào tháng 4/195644.

Cuối những năm 1960, ở châu Âu, một số hãng đường sắt đã hướng tới tìm kiếm một thị trường mới đó là kết hợp đường bộ và đường sắt trong vận chuyển hàng hóa. Theo đó, hàng hóa sẽ được vận chuyển qua khoảng cách ngắn nhất có thể bằng đường bộ, sau đó phần chính của hành trình sẽ bằng đường sắt. Sự kết hợp hai phương thức này cũng được thực hiện ở Mỹ. Một số công ty đường sắt cũng đã bắt đầu vận chuyển những semi-trailer trên toa xe lửa và vận chuyển chúng qua những chặng đường xa bằng đường sắt. Chặng cuối, những semi-trailer này tiếp tục được kéo bởi xe tải để vận chuyển đến điểm giao hàng. Sự kết hợp này khiến cho dịch vụ vận tải bằng đường sắt có thể phục vụ được cả những khách hàng ở vùng không có kết nối với tuyến đường sắt.

Từ năm 1968, cùng lúc với sự phát triển của phương thức vận tải liên hợp đường bộ - đường sắt thời kỳ vàng son của container trong giao thông hàng hải trên toàn thế giới cũng bắt đầu. Cuộc cách mạng container trong những năm 60, sự ra đời của tàu chuyên dụng chở container kiểu tổ ong (Cellular container vessels), tàu Ro - Ro, cần cẩu giàn (gantry crances)… đã tạo ra năng suất lao động cao trong ngành vận tải biển, giải quyết được tình trạng ùn tàu tại các cảng nhưng lại gây ra tình trạng ùn container tại cảng và các đầu mối giao thông khác. Việc sử dụng container trong vận tải hàng hóa đã thúc đẩy sự tăng trưởng của VTĐPT. Điều này được khẳng định dựa trên thực tế là thuật ngữ VTĐPT đã trở nên phổ biến cùng với sự ra đời của container vào những năm 196045.

Ở Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng VTĐPT được thực hiện bởi công ty Vietfracht từ năm 1982, đây cũng là hoạt động vận chuyển bằng

44 United Nations (2004), Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, Manual on Modernization of Inland Water Transport for Integration within a Multimodal Transport System, United Nations publication, tr.4,5.

45 Christine Besong (2007), Towards a modern role for liability in multimodal transport law, Doctor of Philosophy, University of London, tr.23.

VTĐPT đầu tiên do một công ty giao nhận của Việt Nam tự đứng ra tổ chức46. Công ty Vietfracht đã vận chuyển hàng hóa từ thành phố Hồ Chí Minh tới Paris (Pháp) với sự kết hợp của nhiều phương thức vận chuyển khác nhau: chặng Sài Gòn - Biển Đen bằng tàu biển của hãng Interlighter, chặng Biển Đen - Regenburg (Đức) bằng tàu kéo sà lan, chặng Regenburg - Paris bằng tàu hỏa. Cũng vào khoảng thời gian này, công ty giao nhận Vietrans đã vận chuyển hàng từ Hải Phòng đi Tiệp Khắc bằng cách thức tương tự: chặng Hải Phòng - Singapore bằng tàu biển của hãng Blasco, chặng Singapore - Trieste (Italia) bằng tàu của hãng Hapaglloyd, chặng Trieste đi Chop bằng ô tô tải và chặng Chop - Praha bằng tàu hỏa. Một số công ty như Transimex, Viconship, Gemartrans, Vosa mặc dù chưa lập tuyến vận tải thường xuyên nhưng đã tổ chức những chuyến vận tải liên hợp với sự các hình thức Sea - air (đường biển-đường hàng không), Sea - road (đường biển-đường bộ) hay Sea - road - sea (đường biển-đường bộ-đường biển). Trong những năm gần đây, với sự phát triển hết sức nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành GTVT được cải thiện ngày một rõ rệt đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho phương pháp vận tải này phát triển ngày càng nhanh chóng tại Việt Nam.

Như vậy, sự ra đời và phát triển của VTĐPT có tính lịch sử. Đó là kết quả của sự phát triển ngành vận tải, do nhu cầu hoàn thiện của hệ thống phân phối vật chất và cũng do yêu cầu và điều kiện mà cuộc cách mạng container tạo ra. Quá trình container hóa, cùng với những tiến bộ khác của giao thông vận tải, thông tin là cơ sở, là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của VTĐPT.

1.1.2. Khái niệm vận tải đa phương thức

Làm rõ khái niệm VTĐPT là một nội dung quan trọng của tất cả các công trình nghiên cứu về VTĐPT dù ở khía cạnh học thuật, kinh tế hay pháp lý.

46 Trường Đại học ngoại thương (2003), Vận tải và giao nhận ngoại thương, NXB Giao thông vận tải, tr.336.

Dưới góc độ ngôn ngữ học, khái niệm VTĐPT đã được đề cập trong từ điển trong lĩnh vực pháp luật, vận tải và logistics ở ngoài nước. Trong các từ điển Black Law47, Dictionary of Transport and Logistics của David Lowe48, VTĐPT được định nghĩa là áp dụng/sử dụng nhiều phương thức vận chuyển. Tuy nhiên, trong các từ điển tiếng Việt chưa thấy ghi nhận khái niệm VTĐPT.

Theo từ điển tiếng Việt, “vận tải” được giải nghĩa là chuyên chở người hoặc đồ vật trên quãng đường tương đối dài. Trong nhiều trường hợp, “vận tải” còn được sử dụng thay thế bằng “vận chuyển”. Cũng theo từ điển tiếng Việt, “vận chuyển” là mang chuyển đồ vật nhiều, nặng từ nơi này đến nơi khác tương đối xa49. Với cách hiểu này, “vận tải” được dùng cho phạm vi đối tượng rộng hơn, bao gồm cả người và hàng hóa, trong khi đó, “vận chuyển” chỉ được sử dụng với đối tượng là hàng hóa.

Theo từ điển Hán - Việt , “đa” có nghĩa là “nhiều”; “phương thức” có nghĩa là “phương pháp và cách thức”50. Theo từ điển tiếng Việt từ “đa” có nhiều cách giải nghĩa, tuy nhiên, khi “đa” được sử dụng với vai trò là yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, tính từ, động từ, sẽ có nghĩa là “nhiều”.

Như vậy, xét ở mặt ngữ nghĩa theo các từ điển tiếng Việt, VTĐPT có thể được hiểu là việc vận chuyển người hoặc đồ vật từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều phương pháp, cách thức.

Dưới góc độ kinh tế học, khái niệm VTĐPT chủ yếu được nhìn nhận thông qua việc kết hợp các phương thức vận tải nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho hoạt động vận chuyển hàng hóa. Điểm chung của các nhà nghiên cứu khi đưa ra khái niệm dưới góc độ kinh tế học là nhấn mạnh đến sự tích hợp và kết nối liền mạch giữa các phương thức vận chuyển. Đáng chú ý, Giáo trình vận tải và bảo hiểm

47 Bryan A. Garner (Editor in Chief), Black’s Law Dictionary, 8th Edition (2004), tr.2386, 3224.

48 David Lowe (2002), Dictionary of Transport and Logistics, Printed and bound in Great Britain by Biddles Ltd, Guildford and King’s Lynn, tr.162.

49 Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.1005, 1106. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong ngoại thương của Trường Đại học ngoại thương khi định nghĩa về VTĐPT đã có sự đồng nhất giữa VTĐPT và vận tải liên hợp51. Quan điểm này cũng được thấy trong một số công trình nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước. Theo đó, thuật ngữ “intermodal transport” và “multimodal transport” có thể được sử dụng thay thế cho nhau với nghĩa là VTĐPT. Trong ấn phẩm “Benchmarking Intermodal freight transport” của Tổ chức OECD, các tác giả trong việc đưa ra một định nghĩa thống nhất làm cơ sở cho việc nghiên cứu đã khẳng định VTĐPT tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục tiêu có thể được sử dụng bằng các thuật ngữ “intermodal transport” hoặc “multimodal transport”. Cũng trong tài liệu này, khái niệm VTĐPT (Multimodal transport) được hiểu là “vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải”52. Định nghĩa này có hạn chế là chưa chỉ ra được sự khác biệt giữa VTĐPT và sự kết hợp giữa các phương thức vận tải thông thường với sự tham gia của nhiều người vận chuyển dựa trên nhiều hợp đồng khác nhau.

Nhóm tác giả W. Brad Jones, C. Richard Cassady, Royce O. Bowden trong bài viết “Developing a standard definition of Intermodal Transportation”53 (“Phát triển một định nghĩa chuẩn về vận tải đa phương thức quốc tế”) cho rằng vận tải đa phương thức được hiểu là vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng nhiều phương thức vận tải trong một hành trình riêng lẻ, liền mạch trong đó một người vận chuyển chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất đối với hàng hóa nhưng chưa có một định nghĩa đồng thuận về VTĐT. Thông qua việc phân tích định nghĩa VTĐPT được đưa ra bởi các cơ quan, tổ chức, các công ty như: Bộ GTVT Mỹ (the United States Department of Transportation – USDOT), Cục quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ (US Federal Highway Administration), Công ty vận tải CNC,… từ đó các tác giả rút ra nhận xét chung và xây dựng định nghĩa mới về VTĐPT. Theo

51 Trường Đại học ngoại thương (2011), Giáo trình vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Thông tin và truyền thông, tr.187.

52 OECD (2012), Benchmarking Intermodal freight transport, tr.15.

53W. Brad Jones, C. Richard Cassady, Royce O. Bowden (2000), “Developing a standard definition of Intermodal Transportation” , Transportation Law Journal, Volume 27, 2000.

các tác giả, VTĐPT “là việc vận chuyển hàng hóa và vận chuyển người bao gồm nhiều hơn một phương thức vận chuyển trong một hành trình liền mạch duy nhất”. Quan điểm này đã mở rộng hơn đối tượng của hoạt động VTĐPT, theo đó VTĐPT không chỉ được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa mà còn bao gồm cả hoạt động vận chuyển hành khách với điều kiện chỉ cần sử dụng nhiều hơn một phương thức vận chuyển trong hành trình.

Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu kinh tế cũng đưa ra khái niệm vận tải đa phương thức trong các nghiên cứu của mình. Theo tác giả Vũ Thế Bình: “VTĐPT là loại hình vận tải có ít nhất hai phương thức vận tải khác biệt được phối hợp với nhau (tàu biển, xe lửa, xe tải, máy bay,vv…) căn cứ vào một hợp đồng vận tải và vận đơn xuyên suốt giữa các công ty vận tải biển và công ty vận tải khác”54. Trong định nghĩa này, mặc dù đã đưa ra được những điểm đặc trưng của VTĐPT, tuy nhiên, tác giả lại chỉ ghi nhận chủ thể tham gia là “giữacác công ty vận tải biển và công ty vận tải khác”. Điều này cũng có nghĩa, tác giả mới chỉ đề cập tới các quan hệ VTĐPT có sử dụng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng

Một phần của tài liệu Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 42)