theo tiếp cận NLTH
Nội dung và phương pháp đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu của bài học (chính là cácNLTH cần đạt được). Những lĩnh vực cần kiểm tra đánh giá gồm:
Xác định mục tiêu bài học Xây dựng ND bài giảng Xây dựng ND đánh giá Rà xét và hoàn thiện bài giảng Thiết kế hoạt động dạy học Lựa chọn PP và PT dạy học
58
- Kiểm tra đánh giá kiến thức:
+ Mục đích của kiểm tra đánh giá kiến thức là xem người học đã biết gì, ở mức độ nào về cách thực hiện công việc nào đó của nghề.
+ Có thể dùng phương pháp trắc nghiệm, câu hỏi suy luận hoặc yêu cầu phân tích mô tả lại kiến thức đã học để đánh giá kiến thức của người học.
+ Tuỳ theo mục tiêu học tập mà có những mức độ yêu cầu khác nhau từ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp cho đến đánh giá.
- Kiểm tra đánh giá kỹ năng:
Việc đánh giá kỹ năng phải căn cứ vào chuẩn đề ra trong mục tiêu bài học với những điều kiện cho trước nhất định. Các mục tiêu về kỹ năng trong giáo dục nghề có thể là một quy trình, một sản phẩm hoặc cả hai. Như vậy phải lựa chọn công cụ đánh giá nào đểđo được các khía cạnh của mỗi mục tiêu đó.
Phương pháp đánh giá kỹ năng có thể dùng là yêu cầu người học thao tác lại các bước thực hiện theo quy trình đã được quy định sẵn hoặc làm các công việc (sản phẩm) có quy trình tương tự và đánh giá theo các tiêu chí:
+ Chất lượng công việc /sản phẩm so với chuẩn quy định;. + Việc thực hiện quy trình đúng hay sai ?
+ Thời gian thực hiện có nằm trong giới hạn cho phép hay không?
- Kiểm tra đánh giá thái độ:
Căn cứ vào mục tiêu đề ra, mỗi công việc đều có yêu cầu nhất định đối với thái độ trước công việc đó nhằm đảm bảo đạt dược kết quả cuối cùng của công việc mà không xảy ra sơ xuất hay mất an toàn.
Thái độ của người học không thể xác định chính xác qua vài lần kiểm tra đánh giá mà phải qua quá trình luyện tập, vì vậy giáo viên cần theo dõi tinh thần thái độ học tập của từng học sinh thường xuyên cùng với kết quả của những đợt
59
kiểm tra đánh giá định kỳ hay cuối khoá hoặc có thể cho học sinh tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi bài học.