Xây dựng mục tiêu và lựa chọn nội dung bài học theo NLTH

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 30 - 32)

1.3.1.1. Xây dựng mục tiêu

Khi xây dựng mục tiêu bài học, cần xây dựng mục tiêu bao gồm đầy đủ 3 thành tố của NLTH là kiến thức - kỹ năng - thái độ với các chuẩn cần đạt và các điều kiện cần thiết để người học có thể thực hiện quá trình học tập và đạt được mục tiêu sau khi kết thúc bài học. Cụ thể làsau khi học xong bài học, học sinh cần đạt được:

- Kiến thức: Nội dung kiến thức và tiêu chuẩn cần đạt được

- Kỹ năng: Nội dung kỹ năng và chuẩn cần đạt trong điều kiện cụ thể - Thái độ: Thái độ cần thiết để hoàn thành công việc của nghề.

Với định hướng đầu ra, mục tiêu dạy học theo năng lực thực hiện đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc xác định nội dung học tập cũng như năng lực của người học. Xây dựng một mục tiêu đúng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học. Việc xác định đúng mục tiêu dạy học sẽ giúp:

+ Xác định đúng được những NLTH cần được hình thành cho người học sau khi học xong bài học, modul hoặc toàn chương trình đào tạo;

+ Giới hạn được nội dung dạy và học, hạn chế được những nội dung không cần thiết làm cho bài học được tinh giản;

+ Cho phép giáo viên và học sinh lựa chọn phương án “dạy” và “học” tối ưu; + Giúp thiết kế công cụđánh giá đúng kết quả học tập của người học;

Định hướng cho người học biết mình sẽ được đánh giá như thế nào để tập trung vào học những vấn đề cốt lõi, không đi lan man trong quá trình học tập;

20

Mục tiêu dạy học phải đạt các tiêu chí sau đây (11): + Cụ thể (Specific)

+ Đo lường được (Measurable) + Có thểđạt được (Achievable)

+ Định hướng kết quả (Results - Oriented) + Có giới hạn về thời gian (Time bound)

- Để có nhiều cơ hội tìm được việc làm trong thị trường lao động thì người học phải có khả năng đáp ứng được các yêu cầu lao động nghề nghiệp mà người sử dụng lao động đòi hỏi. Vì vậy mục tiêu đào tạo theo năng lực thực hiện phải được xuất phát từ chuẩn công nghiệp, từ yêu cầu của sản xuất.

1.3.1.2. Nội dung dạy học

Để dạy học theo NLTH, việc lựa chọn nội dung bài giảng được tiến hành sau khi đã xác định rõ ràng được mục tiêu và các tiêu chí đánh giá kết quả học tập. Việc thiết kế nội dung bài giảng là lựa chọn những nội dung sao cho vừa đủ, không thiếu, cũng không thừa để cụ thể hóa mục tiêu bài học và để sau khi học xong bài học thì người học có khả năng hoàn thành tốt các nội dung và tiêu chí đánh giá của bài giảng. Nói một cách khác, mục tiêu, tiêu chí đánh giá và nội dung dạy học phải là một thể thống nhất theo tiếp cận NLTH các công việc của nghề với những chuẩn được quy định trong điều kiện cho trước.

Một vấn đề cần lưu ý là nội dung dạy học theo NLTH phải tích hợp giữa lý

thuyết và thực hành theo từng công việc của nghề. Do vậy, để dạy học theo NLTH,

nội dung bài giảng cần được trình bày theo trình tự từng công việc, những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết phải được hình thành để người học có thể học thực hiện thành thạo từng công việc của nghề trong những điều kiện nhất định.

Mặt khác, khi thiết kế nội dung bài học phải chú ý đến việc gắn bó giữa nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học và việc áp dụng tối đa phương pháp dạy

21

học tích cực và công nghệ dạy học hiện đại vào bài giảng.

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)