Các đặc trưng của đào tạo theo năng lực thực hiện

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 25 - 30)

1.2.3.1. Tiếp cận đầu ra

Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo NLTH là nó không tập trung vào việc cung cấp thật nhiều kiến thức cho người học (tiếp cận nội dung) mà chú trọng vào kết quả, vào đầu ra của quá trình dạy học, điều đó có nghĩa là sau khi kết thúc bài học, khoá học, người học sẽ có được những năng lực gì? Có thể làm được những công việc nào? Việc thực hiện các công việc đó đạt

15 mức độ nào? để có cơ hội tìm được việc làm.

Theo định hướng đầu ra, mỗi người học làm được thông thạo công việc nào đó sau một thời gian học tập dài, ngắn khác nhau tuỳ thuộc chủ yếu vào khả năng, nhịp độ học của người đó. Người học thực sự được coi là trung tâm và có cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động của mình. Với quan điểm của thuyết “Học thông thạo” (“Mastery Learning”) thì trong phương thức đào tạo theo NLTH, người ta không quy định cứng nhắc về thời gian học. Ở phương thức đào tạo theo NLTH, người học được phép tích luỹ tín chỉ về những gì đã học trước đó, không phải học lại những điều đã học một khi đã được công nhận là đã thông thạo, có khả năng thực hiện chúng theo tiêu chuẩn quy định.

1.2.3.2. Chương trình đào tạo được thiết kế theo phương pháp phân tích nghề

DACUM (Development A Curriculum)

Thực chất DACUM là phương pháp phân tích nghềđể xây dựng một chương trình đào tạo. Việc phân tích nghề nhằm xác định được mô hình hoạt động của người lao động, bao hàm những nhiệm vụ và những công việc mà người lao động phải thực hiện trong quá trình lao động nghề nghiệp.

Kết quả của phân tích nghề là Sơ đồ DACUM, sơ đồ này chỉ rõ trong lao động nghề nghiệp, người công nhân phải hoàn thành bao nhiêu nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ có bao nhiêu công việc phải làm nhưở sơđồ hình 1.3.

Như vậy để thiết kế một chương trình đào tạo nghề, việc đầu tiên là phải xác định được nội dung nghềđó bao gồm bao nhiêu công việc để thiết kế nội dung đào tạo sao cho khi học xong chương trình thì người học có khả năng làm thành thạo tất cả các công việc của nghề.

16

Hình 1.3. Sơđồ phân tích ngh DACUM

Tiếp theo phân tích nghề theo DACUM là phân tích từng công việc để biết được người lao động cần có những kiến thức, kỹ năng và thái độ gì để có thể thực hiện được công việc đó của nghề để đạt chuẩn quy định. Tập hợp tất cả các bộ 3 kiến thức - kỹ năng - thái độ có được sau khi phân tích các công việc chính là chương trình đào tạo nghề theo NLTH.

* Cấu trúc của chương trình được thiết kế theo modul

- Theo luật dạy nghề: “Modul là một đơn vị học tập liên kết tất cả các thành phần kiến thức liên quan trong các môn học lý thuyết với các kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh, nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một công việc của nghề”.

- Mỗi modul học tập đều có những đặc trưng sau: + Định hướng công việc cần thực hiện

+ Định hướng trọn vẹn vấn đề thông qua việc tích hợp giữa lý thuyết với thực hành

+ Định hướng dạy học theo nhịp độ người học

+ Định hướng đánh giá liên tục, hiệu quả, đảm bảo thành công ít rủi ro + Định hướng học tập theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân

NGHỀ

Nhiệm vụ Nhiệm vụ Nhiệm vụ

17

+ Định hướng lắp ghép, chuyển đổi, đào tạo liên thông

1.2.3.3. Tuyển sinh

* Tuyển sinh nhiều trình độđầu vào

Có thể tuyển sinh với nhiều trình độđầu vào miễn là người học có khả năng học tập các năng lực thực hiện phù hợp và hiệu quả.

* Tuyển sinh vào nhiều thời điểm trong năm

Các trường dạy nghề thường tuyển sinh theo năm học, mỗi năm một lần. Ở dạy học theo NLTH thì việc tuyển sinh có thể thực hiện vào nhiều thời điểm trong năm học và người học đăng ký học vào nhiều khoảng thời gian nhất định.

* Đánh giá đầu vào và thừa nhận năng lực đã có của người học

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng. Phải đánh giá đầu vào để xác định năng lực đã có của người học, vì người học có thể có nhiều năng lực khác nhau. Có những người học chưa có kỹ năng gì và họ sẽ phải tham gia học tập tất cả nội dung chương trình học của một nghề, nhưng cũng có những người học có những năng lực nhất định đối với nghề nghiệp (họ đã và đang làm một nghề nghiệp nhất định ngoài xã hội) thì nhu cầu của họ là được học những kỹ năng mà họ còn thiếu, và cảm thấy cần thiết để đáp ứng với yêu cầu nghề nghiệp hiện tại của họ. Khi đã xác định được năng lực đầu vào của người học thì mới có thể phân loại người học và xây dựng các nội dung chương trình phù hợp với đối tượng cụ thể.

* Phân loại và phân lớp theo năng lực đầu vào

Khi đã đánh giá và thừa nhận năng lực đầu vào đã có của người học, ta phải tổ chức phân loại và phân lớp theo năng lực đầu vào. Các đối tượng ở các mức năng lực khác nhau sẽ học theo những chương trình phù hợp để phát triển kỹ năng. Những người có năng lực đầu vào tốt không nhất thiết phải học toàn bộ nội dung chương trình đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18

1.2.3.4. Tổ chức, quản lý quá trình đào tạo

* Chọn nội dung đào tạo theo nhu cầu và trình độđầu vào của người học

Người học tham gia quá trình học tập để hình thành và phát triển những kỹ năng nhất định nhằm tìm kiếm việc làm hoặc đáp ứng công việc hiện tại của họ do vậy phải lấy người học làm trung tâm, dạy cái họ cần chứ không dạy cái mình có. Đồng thời nội dung đào tạo phải phù hợp với trình độ đầu vào của người học thì mới mang lại hiệu quả.

* Mục tiêu đào tạo, các tiêu chí và chuẩn đánh giá kết quả học tập phải được

công bố trước cho người học.

Điều này giúp cho người học biết được mình phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về kiến thức - kỹ năng - thái độđối với môn học và nghề nghiệp

ào tạo theo Modul

Học xong mỗi modul học sinh được cấp chứng chỉ, khi hội đủ các chứng chỉ thì được cấp bằng tốt nghiệp. Người học có thể học chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình học mà không cần học lại những năng lực thực hiện đã thông thạo nhờ việc lưu trữ đầy đủ hồ sơ học tập của tất cả người học. Những NLTH đã có được công nhận không phải đánh giá lại.

* Có thể học theo nhóm hoặc cá thể hóa

1.2.3.5. Đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ

* Đánh giá từng cá nhân người học khi họ thực hiện và hoàn thành công việc (bao gồm cả việc đánh giá các kiến thức liên quan và thái độ cần có khi thực hiện công việc)

* Đánh giá NLTH (kiến thức, kỹ năng và thái độ) theo tiêu chí và chuẩn công nghiệp và năng suất lao động. Các tiêu chuẩn là những yêu cầu đặt ra ở mức tối thiểu để đảm bảo sau khi học xong người học có thể làm việc được.

19 * Cấp bằng tốt nghiệp khi hội đủ chứng chỉ

* Thừa nhận những năng lực đã có (được miễn không phải đánh giá lại)

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 25 - 30)