Đặc điểm môn học

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 49 - 50)

- Tính cụ thể: Biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối tượng cụ thể: Cấu tạo của máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện, các sơ đồ dây quấn...những tri thức này học sinh có thể trực tiếp tri giác được ngay trên các mô hình trực quan, vật thật.

- Tính trừu tượng: Thể hiện qua các nguyên lý như: Nguyên lý làm việc của

máy biến áp, động cơđiện, máy phát điện, sự hình thành từ trường quay trong máy điện nguyên lý về sự thay đổi tốc độ của động cơ… Để tiếp thu được tri thức này đòi hỏi phải có sự tư duy, hình dung, tưởng tượng.

- Tính thực tiễn: Trong môn học máy điện, tính thực tiễn thể hiện ở nhu cầu quấn các loại máy điện như máy biến áp, động cơ điện (quấn quạt, máy bơm nước, động cơ trong các máy công nghiệp…) Biết vận hành các loại máy điện và sửa chữa được những hư hỏng xảy ra trong qua trình vận hành máy điện.

- Tính tổng hợp: Môn Máy điện được xây dựng trên nguyên tắc kỹ thuật

tổng hợp, kết hợp kiến thức của nhiều môn khoa học khác nhau như: Mạch điện, Đo lường điện, khí cụđiện…Tính tổng hợp cũng được thể hiện ở chỗ modul Máy điện

39

là modul kỹ thuật ứng dụng, bao gồm lý thuyết và thực hành gắn kết với nhau, với thời lượng 45 tiết lý thuyết và 186 giờ học thực hành.

Với tính thực tiễn của môn học và với cấu trúc lý thuyết gắn với thực hành như trên, môn học này thuận lợi cho việc áp dụng dạy học theo modul NLTH.

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)