Quy trình thiết kế bài giảng theo modul năng lực thực hiện

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 68)

Quy trình thiết kế bài giảng theo modul NLTH được thể hiện nhưở hình 3.1.

Hình 3.1 Quy trình thiết kế bài ging theo modul NLTH 3.3.1. Xác định mc tiêu bài hc theo modul NLTH

Mục tiêu của bài học theo modul NLTH phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ tích hợp để có thể thực hiện một công việc nào đó của nghề.

- Kiến thức: Bao gồm nội dung kiến thức và tiêu chuẩn cần đạt được để hỗ trợ cho việc hình thành kỹ năng (biết cách làm).

- Kỹ năng: Bao gồm nội dung kỹ năng và tiêu chuẩn cần đạt trong điều kện cụ thểđể có thể thực hiện được một công việc nào đó của nghề (làm được).

- Thái độ: Bao gồm những thái độ cần thiết để hoàn thành công việc của nghề (làm với thái độđúng đắn)

3.3.2. Xây dng ni dung và phương pháp đánh giá kết qu hc tp ca hc sinh theo tiếp cn NLTH theo tiếp cn NLTH

Nội dung và phương pháp đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu của bài học (chính là cácNLTH cần đạt được). Những lĩnh vực cần kiểm tra đánh giá gồm:

Xác định mục tiêu bài học Xây dựng ND bài giảng Xây dựng ND đánh giá Rà xét và hoàn thiện bài giảng Thiết kế hoạt động dạy học Lựa chọn PP và PT dạy học

58

- Kim tra đánh giá kiến thc:

+ Mục đích của kiểm tra đánh giá kiến thức là xem người học đã biết gì, ở mức độ nào về cách thực hiện công việc nào đó của nghề.

+ Có thể dùng phương pháp trắc nghiệm, câu hỏi suy luận hoặc yêu cầu phân tích mô tả lại kiến thức đã học để đánh giá kiến thức của người học.

+ Tuỳ theo mục tiêu học tập mà có những mức độ yêu cầu khác nhau từ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp cho đến đánh giá.

- Kim tra đánh giá k năng:

Việc đánh giá kỹ năng phải căn cứ vào chuẩn đề ra trong mục tiêu bài học với những điều kiện cho trước nhất định. Các mục tiêu về kỹ năng trong giáo dục nghề có thể là một quy trình, một sản phẩm hoặc cả hai. Như vậy phải lựa chọn công cụ đánh giá nào đểđo được các khía cạnh của mỗi mục tiêu đó.

Phương pháp đánh giá kỹ năng có thể dùng là yêu cầu người học thao tác lại các bước thực hiện theo quy trình đã được quy định sẵn hoặc làm các công việc (sản phẩm) có quy trình tương tự và đánh giá theo các tiêu chí:

+ Chất lượng công việc /sản phẩm so với chuẩn quy định;. + Việc thực hiện quy trình đúng hay sai ?

+ Thời gian thực hiện có nằm trong giới hạn cho phép hay không?

- Kim tra đánh giá thái độ:

Căn cứ vào mục tiêu đề ra, mỗi công việc đều có yêu cầu nhất định đối với thái độ trước công việc đó nhằm đảm bảo đạt dược kết quả cuối cùng của công việc mà không xảy ra sơ xuất hay mất an toàn.

Thái độ của người học không thể xác định chính xác qua vài lần kiểm tra đánh giá mà phải qua quá trình luyện tập, vì vậy giáo viên cần theo dõi tinh thần thái độ học tập của từng học sinh thường xuyên cùng với kết quả của những đợt

59

kiểm tra đánh giá định kỳ hay cuối khoá hoặc có thể cho học sinh tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi bài học.

3.3.3. Xây dng ni dung bài ging

Theo phương pháp xây dựng bài giảng hiện đại, nội dung bài giảng phải được xây dựng sau khi đã xây dựng được mục tiêu và nội dung đánh giá kết quả học tập. Bởi lẽđánh giá cái gì thì nội dung dạy học phải tương thích để HS có thể đạt kết quả tốt sau khi kết thúc bài học hoặc mô đun.

Để đánh giá theo NLTH, nội dung dạy học phải được cấu trúc theo NLTH các công việc của nghề tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đánh giá thực hành theo chất lượng và quy trình thực hiện công việc thì nội dung dạy học phải nêu rõ quy trình thực hiện công việc và các chuẩn cần đạt, đồng thời phải đảm bảo khối lượng giữa lý thuyết và thực hành phải phù hợp. Lý thuyết chỉ cần đủ để hỗ trợ việc hình thành và phát triển kỹ năng thực hành.

Nội dung bài giảng cần trình bày theo trình tự từng công việc của nghề và phải gắn bó giữa nội dung – phương pháp và phương tiện dạy học.

3.3.4. La chn phương pháp và phương tin dy hc phù hp trong điu kin có th có th

Trong dạy học theo modul NLTH phương pháp và phương tiện dạy học là yếu tố quan trọng để HS có thể thực hiện được các công việc của nghề. Mặt khác sử dụng phương pháp và phương tiện phù hợp sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin con người đã tạo ra nhiều các phương tiện và phần mềm dạy học vì vậy viêc việc ứng dụng các phương tiện dạy học phù hợp giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức và nhanh chóng thích ứng với các trang thiết bị khoa học - công nghệ hiện đại của thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

60

3.3.5. Thiết kế các hot động dy hc

Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học nhằm hướng học sinh học một cách chủ động, tích cực tìm tòi và lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng.

Dạy từng NLTH và tổ chức lớp học thành từng nhóm để dạy. Trong quá trình hướng dẫn giáo viên phải theo dõi sự tiếp thu kiến thức và quá trình hình thành các kỹ năng của mỗi HS đểđiều chỉnh kịp thời phương pháp hướng dẫn cho phù hợp.

3.3.6. Rà xét li và hoàn thin bài ging

Đểđảm bảo cho người học đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng, tạo điều kiện cho người học có khả năng hành nghề sau khi tốt nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là sau khi soạn bài giảng theo NLTH cần phải rà xét lại toàn bộ nội dung bài giảng và hoàn thiện những phần chưa đạt yêu

3.4. Yêu cầu đối với một bài giảng theo năng lực thực hiện

3.4.1. V mc tiêu

Mục tiêu của bài giảng theo modul NLTH phải có đủ 3 thành tố: Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ tích hợp để có thể thực hiện từng công việc của nghề. Mục tiêu cũng cần nêu rõ chuẩn cần đạt .

3.4.2. V cu trúc

Bài giảng theo modul NLTH phải được cấu trúc lý thuyết tích hợp với thực hành. Phải được trình bày theo trình tự từng công việc, phần việc và thao tác hoàn thành công việc.

3.4.3. V ni dung

Nội dung bài giảng theo modul NLTH phải được được trình bày theo trình tự thực hiện các công việc của nghề tích hợp giữa lý thuyết và thực hành theo NLTH và chuẩn công nghiệp.

61

3.4.4. V phương pháp

Áp dụng tối đa phương pháp dạy học tích cực và công nghệ thông tin trong dạy học. Sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp và hiệu quả.

3.5. Xây dựng một số bài giảng môn máy điện theo modul NLTH

Trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ soạn thảo 3 bài giảng sau đây về quấn lại máy điện.

Theo cấu trúc nội dung chương trình môn học Máy điện theo modulNLTH (mục 3.2), NLTH chủ yếu đối với môn máy điện là tháo lắp, quấn dây, sửa chữa

và vận hành các loại máy điện. Tại trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung, thời

gian mỗi ca thực tập là 6 giờ và yêu cầu giáo viên soạn giáo án từng ngày. Do đó một số bài học trong modul sẽ phải chia ra thành giáo án ngày.

Ví dụ : - Trong modul 2 “Máy biến áp” có bài 8 “Quấn dây và sửa chữa máy biến áp 1 pha cỡ nhỏ” được phân bổ thời gian là 12h, khi đó có thể soạn thành 2 giáo án theo từng nội dung cụ thể của bài với

- Giáo án số 1: Quấn máy biến áp 1 pha - Giáo án số 2: Sửa chữa máy biến áp 1 pha.

- Trong modul 3 “Máy điện không đồng bộ” có bài 12 “Quấn lại bộ dây stato động cơ KĐB” được phân bổ thời gian là 24h, khi đó có thể soạn thành 4 giáo án theo từng nội dung cụ thể của bài như sau:

- Giáo án số 1: Tháo dỡ, lấy mẫu và vệ sinh lõi thép động cơ KĐB.

- Giáo án số 2: Lót cách điện và làm khuôn quấn dây động cơ KĐB 3 pha. - Giáo án số 3: Quấn và lồng bộ dây stato động cơ KĐB 3 pha.

- Giáo án số 4: Đấu nối, đai phần đầu và vận hành động cơ.

62

3.5.1. Bài 1: QUN MÁY BIN ÁP 1 PHA C NH

3.5.1.1. Bước 1: Xác định mục tiêu bài học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Kiến thc:

+ Biết tính toán số liệu MBA.

+ Trình bày được phương pháp quấn dây MBA

+ Biết được các yêu cầu kỹ thuật trong quy trình quấn MBA

- K năng

+ Đo được các kích thước của lõi thép.

+ Gia công được khuôn quấn dây và quấn hoàn chỉnh MBA. Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

+ Lắp ráp, kiểm tra và vận hành được MBA

- Thái độ:

+ Cẩn thận, kiên trì, có tác phong công nghiệp trong công việc + Chủđộng, tích cực và sáng tạo trong học tập.

+ Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

3.5.1.2. Bước 2: Nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh

-Kiến thc

Câu 1: Tính toán số liệu máy biến áp 1pha (lõi thép cho trước) với U1 = 220 , U2 = 3,6, 9,12V

Câu 2: Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi quấn dây MBA

- K năng

63 + Tiêu chí đánh giá:

 Đo chính xác các kích thước của lõi thép.

 Gia công khuôn quấn dây đúng kích thước.

 Dây quấn sóng, đủ số vòng, không bị xước men dây.

 Các mối nối tiếp xúc tốt, các cấp điện áp ra đúng yêu cầu.

 Thao tác quấn dây thành thạo, đúng quy trình.

 Hoàn thành bài tập trong thời gian 45 phút. - Thái độ

+ Tổ chức nơi làm việc gọn, sạch và khoa học + Đảm bảo an toàn lao động

+ Thao tác cẩn thận, có tác phong công nghiệp.

3.5.1.3. Bước 3: Xây dựng nội dung bài giảng (Đề cương bài giảng)

A/ Phần lý thuyết

1.Tính toán số liệu máy biến áp

a. Tính tiết diện lõi thép: SLT = a x b (cm2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Tính công suất của máy: Pđm = (0,5 ÷ 0,6) S2LT (VA) c. Tính dòng điện: - Sơ cấp: 1 1 đm P I U  (A) - Thứ cấp: 2 2 đm P I U  (A) d. Tính đường kính dây quấn - Sơ cấp: d1 0,7 I1 - Thứ cấp: d2 0,7 I2 e. Tính tiết diện dây quấn đ - Sơ cấp: 12 1 4 d S   (mm2) - Thứ cấp: 22 2 4 d S   (mm2)

64 a h b g. Tính số vòng dây. - Số vòng trên một vôn: Wo LT K S  ( Vòng/vôn) K = 45 ÷ 50. - Số vòng cuộn sơ cấp: W1 = ( U1 .W0) + 5% - Số vòng cuộn thứ cấp: W2 = ( U2 .W0) + 5% h. Kiểm tra tiết diện cửa sổ: - Scs = h x c (mm2) - (W . ) (W . )1 1 2 2 dq dq S S S K   Sdq (Kdq = 0,25 ÷ 3) - Điều kiện : Scs ≥ Sdq

2. Làm khuôn quấn dây MBA

a.Đo kích thước lõi thép.

Dùng thước cặp đo các kích thước của lõi thép : + Chiều rộng a + Chiều dày b

+Chiều rộng cửa sổ c + Chiều cao cửa sổ h

65

b. Làm khuôn quấn dây

*. Làm thân khuôn

Đo, vạch dấu kẻ chiều cao thân khuôn. Dùng kéo cắt phần đã kẻ làm thân khuôn. bẻ gập tạo hình thân khuôn.

Hình 3.3 Thân khuôn máy biến áp

*. Làm 2 má ốp thân khuôn

Đo, vạch dấu kẻ lên bìa các kích thước của 2 má khuôn. Cắt bìa theo đường kẻ và xẻ rãnh 2 đường chéo. Bẻ gập 4 góc đã xẻđể lồng vào thân khuôn.

Làm dấu để dùi lỗ ra dây trên má khuôn. Dán keo định vị khuôn.

66

Hình 3.4: Má p thân khuôn

Hình 3.5: Khuôn qun dây

3. Quấn dây máy biến áp

a. Phương pháp quấn dây

-Lắp khuôn vào máy, xiết chặt khuôn và chỉnh kim về 0.

- Dùng băng vải (cách điện) cốđịnh đầu dây ra đầu tiên (phần không có cửa sổ) - Quấn theo từng lớp, quấn cuộn sơ cấp, ra dây cuộn sơ cấp và lót cách điện cuộn sơ cấp. Khi quấn phải giữ căng dây vừa phải, theo dõi số vòng dây và quấn đều tay.

- Quấn cuộn thứ cấp, ra dây cuộn thứ cấp (phía không có cửa sổ), lót cách điện lớp ngoài cùng.

b

a c

67 - Tháo khuôn ra khỏi máy quấn

Hình 3.6: Phương pháp qun dây

b. Phương pháp lấy đầu dây ra

- Lấy đầu dây ra đầu tiên - Lấy đầu dây ra trung gian

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.7: Phương pháp ly đầu dây ra

4. Lồng lõi thép vào cuộn dây

Đặt cuộn dây nằm ngang, lồng xen kẽ, xuôi ngược 2-3 lá thép chữ E sau đó ghép lá thép chữ I, dùng búa gõ nhẹ cho khít các lá thép. Lồng hết số lá thép.

68

Hình 3.8: Ghép lõi thép

5. Kiểm tra và vận hành

a. Kiểm tra

- Dùng đồng hồ vạn năng đo thông mạch cuộn sơ cấp và thứ cấp máy biến áp. - Kiểm tra chạm lõi (Giữa dây quấn và lõi thép)

- Kiểm tra cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp.

b. Vận hành máy biến áp

Máy biến áp phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật:

- Máy chạy êm, không nóng, không có tiếng kêu phát ra từ lõi thép. - Điện áp ra thứ cấp đúng yêu cầu.

B/ Phần thực hành

1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị

STT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú

1 Máy quấn dây 04 chiếc 2 Mỏ hàn. 04 chiếc 3 Lõi thép máy biến áp 16 chiếc

69

STT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú

4 Dây điện từ 02 kg 5 Bìa cách điện 05 tờ 6 Thiếc hàn 01 cuộn 7 Ghen cách điện 10 sợi 8 Keo dán 05 hộp 9 Dụng cụ nghềđiện (đồng hồ vạn năng, kìm, tuốc nơ vít…..)

Thước cặp, panme, búa gỗ….

01 bộ 2. Bảng số liệu và kết quả tính toán của máy biến áp. a. Bảng số liệu của MBA Điện áp sơ cấp Điện áp thứ cấp Dòng điện thứ cấp Kích thước lõi thép U1 = 220V U = 12V I2 = 1,92A a = 2,5cm b = 3cm c = 1,2cm h = 3,8cm b.Bảng kết quả tính toán của MBA Số vòng / vôn W0 = 7,83 vòng/vôn Số vòng dây cuộn sơ cấp W1 = 1722 vòng Số vòng dây cuộn thứ cấp W2 = 94 vòng Đường kính dây Đường kính dây sơ cấp d1 = 0,2mm

70

3. Quy trình quấn máy biến áp

TT Tên công việc Vật tư, thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Chun b

- Chuẩn bị vật tư

- dây điện từ, lõi thép, bìa cách điện, thiếc, ghen cách điện…. - Đầy đủ số lượng và chủng loại cần thiết. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ - Máy quấn dây, bộ dụng cụ thực hành, đồng hồ vạn năng, kéo, thước cặp, panme….. - Các thiết bị và dụng cụ chọn phù hợp theo yêu cầu. - Chuẩn bị nơi làm việc Dụng cụ: vam, tuốc nơ vít, kéo….. - Vật tư, thiết bị đặt chắc chắn, sắp xếp hợp lý, ngăn nắp. - Dụng cụđược bố trí gọn, khoa học. 2 Làm khuôn - Đo kích thước lõi thép. - Vạch dấu - Cắt bìa và định hình khuôn.

- Lõi thép, thước cặp, bìa cách điện, kéo, keo dán… - Đo chính xác kích thước. - Làm khuôn đúng kích thước. - Khuôn chắc chắn. 3 Qun dây

- Lắp khuôn vào máy. - Quấn cuộn sơ cấp - Lót cách điện. - Quấn cuộn thứ cấp. - Lót cách điện

- Máy quấn, khuôn, dây

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 68)