Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 116 - 118)

Sau khi tiến hành thực nghiệm, tác giả lấy số liệu dựa trên bài kiểm tra cuối mỗi tiết học của cả hai nhóm.

106 Kết quả bài kiểm tra Bài 1 Giỏi Khá Trung bình Yếu Nhóm thực nghiệm 8,3 % 41,7 % 45,8 % 4,2 % Nhóm đối chứng 4,3 % 34,8 % 52,2 % 8,7 % Bài 2 Giỏi Khá Trung bình Yếu Nhóm thực nghiệm 12,5% 50 % 37,5 % 0% Nhóm đối chứng 4,3 % 47,8 % 43,5 % 4,4 % Bài 3 Giỏi Khá Trung bình Yếu Nhóm thực nghiệm 16,7 % 54,2 % 29,1 % 0 % Nhóm đối chứng 8,6 % 39 % 48 % 4,4 % Kết quả kiểm tra cho thấy: - Về chất lượng, số HS đạt loại khá và giỏi của nhóm thực nghiệm đạt từ 50- 70%, trong khi đó, nhóm đối chứng chỉ đạt 38 – 52 %. Số HS đạt loại yếu của nhóm đối chứng từ 4% - 8%, ngược lại, số HS đạt loại yếu của nhóm thực nghiệm chỉ từ 0 - 4,2 %.

- Nhóm thực nghiệm hiểu sâu sắc về bài học, có khả năng ghi nhớ lâu, nắm vững nội dung lý thuyết và thực hành thành thạo đúng quy trình. Nhóm đối chứng hiểu được bài học nhưng tỏ ra băn khoăn khi áp dụng vào thực hành do kiến thức lý thuyết chưa gắn chặt với thực hành.

- Về hiệu quả, với nhóm thực nghiệm thời gian giảng bài rút ngắn hơn so với nhóm đối chứng do việc cấu trúc lại nội dung bài học làm cho kiến thức lý thuyết cô đọng và gắn chặt với thực hành, từ đó giáo viên có thể dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập liên quan đến kỹ năng thực hành.

- Về thái độ, qua quan sát của GV, tiết học tại nhóm thực nghiệm sôi nổi hơn, sinh viên tỏ ra hào hứng với phương pháp mới, nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong việc luyện tập kỹ năng thực hành và xử lý các tình huống liên quan đến nội dung bài học. Một số học sinh đã sáng tạo, đưa ra những tình huống mới, phương án mới độc đáo, gắn liền với thực tế. Ở nhóm đối

107

chứng sinh viên nghe giảng thụ động, tỏ ra không hào hứng lắm và có biểu hiện lúng túng khi bước vào thực hành.

- Nội dung và phương pháp dạy học môn máy điện theo modul NLTH là khá phù hợp, có thể áp dụng cho các modul kỹ năng nghề khác, tiện lợi cho việc theo dõi, định hướng và điều chỉnh hoạt động dạy học.

- Giáo viên thực nghiệm đã rất tích cực và có nhiều sáng tạo trong xử lý tình huống sư phạm, góp phần không nhỏ cho sự thành công của thực nghiệm.

- Tóm lại, qua kết quả bài kiểm tra cho thấy nhóm thực nghiệm kết quả học tập cao hơn nhóm đối chứng.

Một phần của tài liệu Dạy học môn máy điện của nghề điện công nghiệp tại trường đại học công nghiệp việt hung theo modul năng lực thực hiện (Trang 116 - 118)