Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng: Công ty cần phân loại để tìm nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng khoản nợ, đồng thời căn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TOÀN TÂM (Trang 83 - 85)

tìm nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như: gia han nợ, thoả ước xử lý nợ, giảm nợ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Đồng thời cũng cần có chính sách linh hoạt, mềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Đối với những khách hàng uy tín, truyền thống, trong trường hợp họ tạm thời có khó khăn về tài chính có thể áp dụng biện pháp gia hạn nợ. Còn đối với những khách hàng cố ý không thanh toán hoặc chậm trễ trong việc thanh toán thì công ty cần có những biện pháp dứt khoát, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan pháp lý để giải quyết các khoản nợ.

xuyên thực hiện công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ, phân tích tuổi nợ và khả năng thu hồi đối với từng món công nợ để lên kế hoạch thu hồi, có biện pháp thu hồi hợp lý để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thứ tư, xác định mức dự trữ tiền mặt cần thiết và quản lý tốt quỹ tiền mặt

Lý do chọn giải pháp: Qua tìm hiểu sổ sách kế toán của công ty nhận thấy lượng dự trữ tiền mặt của công ty hiện nay là ít hơn mức cần thiết vô hình chung gây nên sự thiếu vốn vì đồng vốn không được đưa vào đầu tư.

Nội dung giải pháp: Trong bản hoạch định tài chính phải xác định cụ thể lượng tiền mặt tối ưu trong kỳ kinh doanh; có biện pháp sử dụng hợp lý số tiền mặt tạm thời nhàn rỗi, tách bạch vai trò của kế toán tiền và thủ quỹ; có kế hoạch kiểm kê quỹ tiền mặt thường xuyên và đột xuất, đối chiếu số tiền thực tế tại quỹ và số dư sổ kế toán, với tiền gửi ngân hàng thì phải định kỳ đối chiếu số dư kế toán công ty và số dư của ngân hàng. Thực hiện được giải pháp này, một mặt sẽ tránh được việc thất thoát vốn do quản lý kém, mặt khác làm tăng lượng vốn đưa vào chu kỳ kinh doanh để sinh lời do đó sẽ góp phần làm tăng sức sinh lời của đồng vốn góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ.

Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được giải pháp này, công ty phải: xác định được lượng tiền mặt tồn quỹ tối ưu trong từng giai đoạn căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của từng thời kỳ; cần có một kế toán tiền thay vì thủ quỹ kiêm kế toán tiền; việc kiểm tra định kỳ quỹ tiền mặt phải được giao trách nhiệm cụ thể cho một cá nhân có thẩm quyền.

3.2.2. Giaỉ pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Lý do chọn giải pháp: Giải pháp này dựa trên tình hình thực tế tại công ty, VCĐ chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong cơ cấu vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng VCĐ chưa tương xứng với tiềm năng của công ty.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TOÀN TÂM (Trang 83 - 85)