hưởng xấu tới công ty, nhất là công ty hoạt động kinh doanh gây rủi ro rất cao.
TRỊ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ DV TOÀN TÂM
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀDV TOÀN TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI DV TOÀN TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội
Ngày 8/8/2016, Sở Công Thương đã phối hợp cùng Trung tâm WTO và Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM tổ chức hội thảo “Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) – Cơ hội và thách thức đối với ngành chế biến lương thực thực phẩm”. Tham dự hội nghị có hơn 90 đại biểu đại diện cho các sở ban ngành thành phố và doanh nghiệp hoạt động trong ngành lương thực thực phẩm (LTTP). Đứng trước những cơ hội và thách thức từ sự tác động của các hiệp định thương mại đem lại, một số các DN có quy mô lớn trong ngành LTTP đã có sự tìm hiểu chuẩn bị kỹ càng, chủ động tìm hiểu về thị trường các nước tham gia ký kết các hiệp định thương mại để sẵn sàng hội nhập khi các hiệp định chính thức có hiệu lực, chủ động đầu tư vào máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh cho hàng nội địa đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, quy cách bao bì đóng gói, tiêu chuẩn lao động,... Tuy nhiên, đa số các DN, cơ sở sản xuất trong ngành LTTP có quy mô vừa và nhỏ, rất hạn chế về vốn và công nghệ. Đa phần các DN có quan tâm đến tình hình hội nhập nhưng DN chưa biết phải chuẩn bị gì và chuẩn bị như thế nào cho hội nhập.
Thực tế cho thấy chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống có quan hệ tỷ lệ thuận với đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, do cùng với sự phục hồi của đà tăng trưởng kinh tế thì sức cầu cho sản phẩm ngành thực phẩm và đồ
đoạn 2014-2016 tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 6,29%/năm, cao rõ rệt hơn mức tăng trưởng trung bình 5,52%/năm giai đoạn 2012-2014. Mặc dù năm 2016 tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra là mức 6,7% tuy nhiên mức tăng trưởng 6,21% vẫn được ghi nhận như là một thành công khi nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng hạn hán, lũ lụt và sự cố môi trường biển tại miền Trung. Tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho sự tăng trưởng “bùng nổ” của ngành thực phẩm và đồ uống khi ngành này chiếm khoảng 15% tổng GDP và đang trong xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Số liệu của Nielsen Việt Nam cho thấy có sự phục hồi của đà tăng trưởng diễn ra ở mảng thực phẩm (4,7%). Năm 2016, quy mô thị trường thực phẩm và đồ uống của Việt Nam được đánh giá vào khoảng 30 tỷ USD.
Hình 3.1: Lợi nhuận sau thuế bình quân của doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống giai đoạn 2011-2015 (Đơn vị: Triệu đồng).
(Nguồn: Vietnam Report)
Bên cạnh nền tảng là tăng trưởng kinh tế đang ngày càng ổn định thì quy mô dân số trẻ với hơn 90 triệu người của Việt Nam cũng làm tăng tính hấp
trưởng kinh tế đã giúp nâng mức thu nhập bình quân đầu người năm 2016 lên mức 2200 USD/người/năm dẫn đến chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam cho lượng thực thực phẩm và đồ uống ngày càng tăng cao. Do đó bên cạnh các doanh nghiệp lớn, ví dụ như Vinamilk, TH true MILK, IDP, Masan, Cô gái Hà Lan, Nutifood, Habeco, Sabeco, Tribeco, URC, Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị, Tân Hiệp Phát cùng với các công ty nước ngoài như Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Nestlé, San Miguel thì cũng xuất hiện thêm nhiều tập đoàn mạnh tham gia vào ngành hàng này như Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai hay Vingroup. Tăng trưởng kinh tế ngày càng ổn định, giá cả hàng hóa thiết yếu có xu hướng tăng nhẹ và tầng lớp trung lưu mở rộng, khách du lịch tăng lên và hội nhập quốc tế sâu rộng thì ngành thực phẩm và đồ uống có cơ sở vững chắc để tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2017 và duy trì mức tăng trưởng này cho đến năm 2019. Theo số liệu dự báo của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research thì ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm cho giai đoạn 2017-2019 là 10,9%. Bên cạnh đó BMI còn dự báo tăng trưởng của ngành sữa dự kiến khoảng 10%, của đồ uống có cồn là 11,1% và nhu cầu tiêu dùng sẽ tập trung vào nhóm hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Cty* Một số chỉ tiêu phân đấu cụ thể đến năm 2017 là: * Một số chỉ tiêu phân đấu cụ thể đến năm 2017 là:
- Doanh thu: trên 75 tỉ đồng/năm (tăng trưởng 10%); - Lợi nhuận sau thuế: trên 15 tỉ đồng / năm;
- Nguồn vốn chủ sở hữu: trên 20 tỉ đồng;
- Đạt mức thị phần khỏang 30 % trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thực phẩm trên cả nước; có khả năng điều tiết, bình ổn được thị trường này theo nhiệm vụ được giao.
biến, chất lượng cao.
- Hàng hóa của Công ty lọt vào danh sách “Top Ten” hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Nhập khẩu và phân phôi thêm các hàng hóa nổi tiếng trong nhóm hàng thực phẩm, doanh số nhóm hàng này chiếm khỏang 30% tổng doanh thu của Công ty.
* Mục tiêu đến năm 2020
Đến năm 2020, Công ty TNHH TM và DV Toàn Tâm sẽ trở thành một Công ty sản xuất kinh doanh đủ tầm cở để đảm trách vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực lưu thông phân phối các mặt hàng thực phẩm công nghệ và lương thực, nông sản trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa tại Việt Nam.
Công ty sẽ là một nhà phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả mang tầm cỡ khu vực trong lĩnh vực kinh doanh của mình; là đối tác hàng đầu trong danh sách lựa chọn của các nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và khách hàng trong nước cũng như nước ngòai trong lĩnh vực kinh doanh nhóm hàng thực phẩm công nghệ, lương thực và một số mặt hàng nông sản.
Về phương hướng: