sửa chữa lớn theo kế hoạch, tiến hành thanh lý những TSCĐ đã hỏng, không sử dụng để đầu tư TSCĐ mới.
Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi lãnh đạo công ty đầu mỗi kỳ kinh doanh phải thông qua kế hoạch mua sắm và đầu tư TSCĐ trong kỳ, đồng thời việc kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ phải được giao cho một bộ phận phụ trách.
3.2.3. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh hợp lý
Xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp nhất là một trong những mục tiêu của công ty thời gian tới. Muốn vậy công ty cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu vốn trong từng thời kỳ để chủ động hơn trong các kế hoạch huy động vốn. Huy động vốn đòi hỏi đáp ứng được số
đồng thời tính chủ động tài chính của công ty cũng phải được đảm bảo và chi phí sử dụng vốn phải thấp nhất. Vốn huy động có thể được chia thành hai nguồn chính: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
Một thực trạng cho thấy việc sử dụng vốn tại công ty trong năm vừa qua chủ yếu xuất phát từ nguồn bên ngoài (vay nợ) để tài trợ cho hoạt động SXKD (cả hai năm 2015 và 2016, tỷ trọng nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng khá cao, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn). Do đó đã làm gia tăng mức độ phụ thuộc vào bên ngoài, giảm khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Vì vậy, công ty cần phải giảm việc tài trợ cho tài sản từ nguồn vốn ngoại sinh song song với việc gia tăng vốn kinh doanh từ chính nguồn nội sinh của mình để giúp cho tình hình tài chính khả quan hơn.
Ngoài ra, công ty cũng nên chú ý tận dụng các quỹ như quỹ khen thưởng phúc lợi, hay khoản khấu hao tài sản cố định hàng năm chưa dùng đến. Đây là những nguồn vốn thuộc chủ sở hữu công ty mà công ty hoàn toàn có thể tận dụng để đầu tư, vừa tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn vừa nâng cao khả năng tự chủ về tài chính cho chính mình.
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Nhà nước