Lựa chọn quyết định đầu tư tài sản cố định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TOÀN TÂM (Trang 25 - 28)

Đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận trong khoảng thời gian dài trong tương lai.

Đầu tư dài hạn của DN chính là hoạt động bỏ vốn để mua sắm, xây dựng hình thành các TSCĐ và lượng TSLĐ thường xuyên cần thiết phù hợp với một quy mô kinh doanh nhất định; hoặc để góp vốn liên doanh dài hạn; để mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác nhằm thu lợi nhuận.

Từ đó, có thể thấy rằng đầu tư TSCĐ là một trong quyết định đầu tư dài hạn chủ yếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Đầu tư TSCĐ là khoản đầu tư nhằm tạo ra TSCĐ của DN. Thông thường DN phải sử dụng một khoản vốn lớn để thực hiện đầu tư TSCĐ thông qua việc xây dựng và mua sắm. Dựa vào hình thái vật chất của kết quả đầu tư, có thể chia đầu tư TCSĐ thành đầu tư về TSCĐHH và đầu tư về TSCĐVH:

- Đầu tư về TSCĐHH bao gồm toàn bộ việc xây dựng, mua sắm các tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị,… Việc đầu tư các loại tài sản này cần phải được xem xét gắn liền chặt chẽ với sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật.

- Đầu tư về TSCĐVH như đầu tư mua bằng phát minh sáng chế, bản quyền, quy trinh công nghệ sản xuất mới,…

Việc phân loại trên giúp cho công tác theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư được thuận tiện hơn.

Quyết định đầu tư TSCĐ là quyết định có tính chiến lược của DN, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN trong một thời gian dài, nó chi phối quy mô kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ của DN, từ đó ảnh hưởng đến sản phẩm sản xuất, tiêu thụ trong tương lai của DN. Chính vì thế, để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi DN phải cân nhắc kỹ lưỡng các nhân tố tác động đến việc đầu tư của DN. Các nhân tố chủ yếu tác động đến quyết định đầu tư bao gồm:

- Chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế. - Thị trường và sự cạnh tranh.

- Lãi suất tiền vay và thuế trong kinh doanh. - Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. - Mức độ rủi ro của đầu tư.

- Khả năng tài chính của DN.

- Lựa chọn phương pháp khấu hao

Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giátrị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi hình thức hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do tác động của quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử dụng, đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kĩ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Về giá trị, đó là sự

giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch từng phần giá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm.

Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần tuý về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ sản xuất.

Để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn nhằm tái sản xuất TSCĐ khi hết thời gian sử dụng cần tính chuyển giá trị TSCĐ và giá trị sản phẩm tạo ra bằng việc khấu hao TSCĐ.

Khái niệm khấu hao TSCĐ: là việc phân bổ một cách có hệ thốnggiá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Mục đích của khấu hao: là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi sốVCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bản chất của việc khấu hao:

- Ở góc độ kinh tế: Khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuấtkinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ.

- Ở góc độ tài chính: Khấu hao được coi là một khoản thu vào của DN.

Về nguyên tắc: Việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mònTSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ.

Các phương pháp khấu hao TSCĐ:

Khấu hao TSCĐ trong các DN có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung chủ yếu, quan trọng trong công tác quản trị VCĐ của DN. Thông thường có các phương pháp khấu hao sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng - Phương pháp khấu hao nhanh

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng

- Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TOÀN TÂM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w