Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phuơng hướng, giải pháp đối mới quản lý ngân sách 68 xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 35)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCHXÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, trung tâm xứ Kinh Bắc cố xua, vị trí nằm gọn trong châu thố sông Hồng, liền kề với Thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội, Phía Đông giáp tỉnh Hải Dưong, Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội. Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thố vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bắc Ninh nằm trong quy hoạch vùng của Thủ đô Hà Nội, là Thành phố vệ tinh của Thủ đô trong tương lai gần, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.

Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh, quốc phòng.

Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh tiếp giáp và cách Thủ đô Hà Nội 30km; Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biến Hải Phòng 1 lOkm. Nằm trong vùng kinh tế trọng điếm - tam giác tăng trưởng: Hà

chạy qua; nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: đường quốc lộ 1A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long - Bắc Ninh - sây bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sông lớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi đế giao lưu, trao đối với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triến kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gồ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... đặc biệt là những làn điệu dân ca quan họ trữ tình nối tiếng trong và ngoài nước. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để Bắc Ninh phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu NSNN, thực hiện chuyến dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đấy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH đế đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ Bắc Ninh lần thứ XVII đã đề ra.

Vị trí địa lý không gian thuận lợi là yếu tố quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn đế phát triển kinh tế - xã hội. Neu phát huy được những tiềm năng, lợi thế của tỉnh thì Bắc Ninh sẽ có điều kiện tăng trưởng kinh tế nhanh, có điều kiện huy động vốn đế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có điều kiện đấy nhanh quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng, địa hình của tỉnh tương đối bằng phang, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thế hiện qua các dòng chảy mặt đố về sông Đuống và sông Thái Bình. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( 0,53% ) so với tông diện tích tự’ nhiên toàn

Tỷ lệ hộ đói nghèo (Theo QĐ 170/2005/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) % 11,33 - oo 1''- 0 0

vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Luơng Tài, Quế Võ, Yên Phong. Tống diện tích đất tụ’ nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km2. Đây là điều kiện thuận lợi đế Bắc Ninh phát triển nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, các loại giống, cây, con mới vào sản xuất nông nghiệp tạo ra thu nhập cao cho nông dân và NSNN trong đó có ngân sách xã.

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0- 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông cầu và sông Thái Bình. Hệ thống sông này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tưới, tiêu thoát nước của tỉnh.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh

về các đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh có 01 Thành phố và 7 huyện trong đó có tổng cộng 109 xã và 16 phường, thị trấn.

Theo kết quả điều tra dân số và được công bổ tại niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2006, tổng dân số Bắc Ninh là 1.009.779 người, trong đó nam là 491.630 người, nữ là 518.149 người; số người trong độ tuối lao động là 651.992 người. Mật độ dân số 1.227 người/Km2.

Trong những năm qua kinh tế xã hội Bắc Ninh đã có bước phát triển nhanh và khá bền vững, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức độ cao và ổn định, bình quân từ năm 2001 đến nay đạt 14,11%/năm (gấp 1,8 lần bình quân cả nước) trong điều kiện hết sức khó khăn cả ở trong nước, ngoài nước và tại địa phương. Cơ cấu kinh tế chuyến dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-XDCB trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 35,6% năm 2000 lên 47,79% năm 2006, dịch vụ tăng từ 26,4% lên 28,62%, nông nghiệp giảm từ 38% xuống còn 23,6%. Sản xuất công nghiệp luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Sản xuất nông nghiệp có bước chuyến dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây

Bảng 2.1. So sánh một số chỉ tiêu của tỉnh Bắc Ninh vói cả nước năm 2006

Nguồn: Niên giảm thống kê Bắc Ninh năm 2006

về nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân từ 2001 đến nay Bắc Ninh có mức tăng trưởng cao 14,11% đứng thứ 2 sau Vĩnh Phúc. Năm 2006 mức tăng trưởng của Bắc Ninh là 15,3 % cao gấp 1,86 lần cả nước, về cơ cấu kinh tế: khu vục nông nghiệp tỷ trọng vẫn cao hơn mức của vùng kinh tế trọng điếm Bắc Bộ và cả nước. Tống sản phâm trong tỉnh năm 2006 ( tính theo giá so sánh năm 1994) đạt 5.493.067 triệu dồng. Trong đó Nông lâm thuỷ sản đạt 1.237.990 triệu đồng, Công nghiệp và xây dựng đạt 2.640.802 triệu đồng, dịch vụ đạt 1.614.275 triệu đồng. Tổng sản phẩm theo giá thực tế năm 2006 đạt 10.190.908 triệu đồng. Trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 2.404.631 triệu đồng, công nghiệp và xây dựng đạt 4.870.275 triệu đồng, dịch vụ đạt 2.916.002 triệu đồng.

Bảng 2.2. Thu ngân sách địa phương

Nguồn: Báo cảo quyết toán ngân sách 2005-2007 của ƯBND tỉnh Bắc Ninh

Biếu đồ 2.1. Thu - Chi ngân sách địa phương

3.500.0003.0. 00 3.0. 00 0 2.500.000 2.0. 0 0 0 1.500.000 1,000,00 0 500,000 0

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách 2005-2007 của UBND tỉnh Băc Ninh

Một phần của tài liệu Phuơng hướng, giải pháp đối mới quản lý ngân sách 68 xã trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w