9. Chi sư nghiên môi trường 3.219 6.775 210.47 13 35
3.2.6. Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN đế đảm bảo cân đối giữa các cấp ngân sách
các cấp ngân sách
Trong phân định nguồn thu: Phân chia nguồn thu liên quan trực tiếp đến khả năng tài chính của mỗi cấp NS, ảnh hưởng đến tính năng động, tích cực và chủ động của từng địa phương trong công tác động viên nguồn thu nói riêng và cân đối NS nói chung. Neu mỗi địa phương được phân định nguồn
khai thác nguồn thu. Để tăng nguồn lực tài chính cho địa phuơng, khắc phục những hạn chế của cơ chế điều tiết hiện hành, cần phải xem xét giảm dần các khoản thu phân chia giữa các cấp NS, nâng cao năng lực quản lý, tính trách nhiệm, minh bạch của tùng cấp NS. Theo tôi trong thời gian tới đề nghị HĐND tỉnh xem xét một sổ khoản thuế như: Thuế nhà đất, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh nên chuyển thành khoản thu 100% của NS xã. Neu khoản thu này trở thành khoản thu 100% NS xã thì sẽ thúc đấy các xã quan tâm quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn, mặt khác nếu khoản thu này xã được hưởng 100% thì các xã sẽ tích cực trong việc đầu tư phát triến dịch vụ, thương mại, khôi phục và phát triển làng nghề để mở rộng và phát triển nguồn thu, nhất là Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ - một tỉnh có nhiều làng nghề, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần do hàng loạt các khu công nghiệp tập trung của tỉnh được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu đến 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Đe chuyến dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung, chuyến dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng, ngoài việc đầu tư đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì tỉnh cần quan tâm đến việc phát triển thương mại, dịch vụ, phát triển các làng nghề truyền thống. Theo tôi đây là một giải pháp có đa tác dụng vừa tạo thế chủ động cho tài chính NS xã, giảm trợ cấp cân đối của NS cấp trên, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại của cấp xã vào NS cấp trên đồng thời thúc đấy phát triển kinh tế, chuyến dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp dôi dư do bị thu hồi đất, thiếu việc làm.
Đối với cơ chế hỗ trợ của tỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đây là một chính sách đúng đắn, cần thiết và đem lại hiệu quả hết sức to lớn đối với sự phát triển của các xã. Chính sách hỗ trợ của tỉnh đã tạo ra làn sóng đầu tư vào lĩnh vực phát trien các công trình kết cầu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, là động lực to lớn đê các xã phát huy nội lực và tranh thủ
sự đóng góp của các thành phần kinh tế tham gia đóng góp tài chính để xây dựng và phát triến kết cầu hạ tầng phục vụ cho phát triến kinh tế - xã hội của địa phương. Thực tế cho thấy địa phương nào có kết cầu hạ tầng hiện đại thì kinh tế - xã hội phát triển và kết cấu hạ tầng lại càng đựoc quan tâm đầu tư. Điều đó khắng định đầu tư phát triến kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ xây dưng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác các xã cần phải tiết kiệm chi thường xuyên, tranh thủ nguồn vốn hồ trợ của tỉnh, bố trí hợp lý nguồn vốn của xã cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triến, kết hợp với việc đấy mạnh công tác xã hội hoá, kêu gọi tài trợ, hỗ trợ tù' các tố chức, các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương. Trong chi đầu tư phát triển cần bố trí, sắp xếp danh mục và phân bố vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các công trình đảm bảo đúng quy định về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng và phân cấp quản lý NS, đảm bảo hợp lý, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả cao nhất góp phần thúc đấy phát triến kinh tế
- xã hội nông thôn.