9. Chi sư nghiên môi trường 3.219 6.775 210.47 13 35
3.2.8. Đổi mới quản lý ngân sáchxã qua Kho bạc nhà nước
Nghị quyết sổ 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn đế nền kinh tế phát triến nhanh và bền vũng có đề ra một sổ chủ trương chính sách lớn trong đó có nêu: “ Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiếm tra, giám sát; đẩy nhanh tiến độ ra quyết định của các cơ quan nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, chống phiền hà, nhũng nhiễu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân giám sát việc thực hiện. Đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần thực hiện tốt chủ trương này”.
Trong thời gian tới quản lý chi NS phải được đổi mới cho phù họp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ; tình hình nước ta hiện nay, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
- Đổi công tác kiểm soát chi NSNN xã cần theo hướng: thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiếm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát,...thực hiện kiếm soát chi NSNN một cửa.
Phân công, phân nhiệm lại giữa các bộ phận trong nội bộ đơn vị KBNN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị đến giao dịch, đảm bảo đơn vị chỉ cần đến một bộ phận đế nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận đó.
toán đổi với NS xã.. Cán bộ này gọi là Kiểm soát viên NS xã (viết tắt là KSV NSxã).
(1) Khách hàng nộp hồ sơ chứng từ cho bộ phận quản lý NS xã.
(2) KSV NS xã trình Kế toán trưởng ký.
(3) KTT ký KS chuyển chứng từ cho KSV NS xã.
(4) KSV NS xã trình lãnh đạo ký.
(5) Lãnh đạo KS ký và chuyển chứng từ cho KSV NS xã.
(6) KSV NS xã chuyển chứng từ TT bằng tiền mặt cho bộ phận quỹ.
(7) Thủ quỹ chi tiền và trả chứng tù' cho khách hàng.
(8) Thủ quỹ chuyến lại chứng từ đã thanh toán cho KSV NS xã.
(9) KSV NS xã chuyến chứng từ TT= chuyển khoản trả khách hàng.
+ Giảm tối đa sự phiền hà cho khách hàng khi có yêu cầu giải quyết công việc tại cơ quan KBNN.
+ Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán bộ công chức.
+ Rút ngắn được một số quy trình và thời gian trong trình tụ’ xử lý, giải quyết công việc.
+ Xác định được thời gian tối đa hoàn thành công việc với khách hàng;
+ Tiết kiệm chi phí in ấn ấn chỉ do giảm được một số liên trong bộ chứng từ thanh toán vốn ĐTXDCB và vốn CTMT.
+ Giảm được 2 chữ ký cán bộ kho bạc trên chứng từ thanh toán.
+ Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cán bộ làm công tác kiểm soát chi ở các bộ phận nghiệp vụ (chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ hồ sơ, chứng từ trong cả quy trình từ khâu nhận, luân chuyển hồ sơ làm thủ tục thanh toán cho khách hàng)
+ Nâng cao vai trò trách nhiệm, ý thức tố chức kỷ luật, cũng như tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng, của đội ngũ cán bộ công chức.
+ Thực hiện cùng với việc cải cách các thủ tục hành chính như hạn chế tối đa các khâu trung gian không cần thiết; đơn giản hồ sơ, thủ tục trong kiếm soát chi; giao nhận và luân chuyển chứng từ giữa khách hàng và KBNN và giữa các bộ phận thuộc KBNN.
+ Hồ sơ, chứng từ lưu trữ được tập trung vào một đầu mối, đảm bảo cung cấp số liệu được kịp thời, chính xác.
- Kiểm tra hồ sơ, ký phiếu giao nhận hồ sơ bao gồm cả thời gian hẹn với khách hàng;
Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của cán bộ Ke hoạch, TTVĐT và cán bộ Ke toán của đơn vị theo cấp NS xã. Hướng dẫn chủ đầu tư,chủ dự án hoàn thiện hồ sơ đồng thời kiếm soát hồ sơ, ký tất cả các giấy tờ liên quan đến việc thanh toán như: Lệnh chi tiền, giấy rút vốn, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư...
Quản lý lưu trữ hồ sơ tài liệu theo quy định.
Hàng tháng các xã thực hiện việc đối chiếu với KBNN; KSV NS xã thực hiện việc đối chiếu trực tiếp đối với tất cả các hoạt động về thu chi của xã qua KBNN.
Thực hiện việc quản lý, theo dõi, thanh toán cho khách hàng trên chương trình phần mền KBĐT, KHTH và KTKB theo quy định hiện hành;
Trực tiếp lập báo cáo, xác nhận các khoản thu chi qua kho bạc của xã đối với tất cả các hoạt động thu, chi của xã qua KBNN.
* Thực hiện công khai quy trình nghiệp vụ
Thực hiện công khai các quy trình nghiệp vụ, sơ đồ tố chức bộ máy, nơi làm việc, nhằm cung cấp những thông tin cho kế toán các xã, phường và khách hàng có quan hệ giao dịch với KBNN nắm chắc và hiểu sâu những quy định về chế độ chính sách đổi với các hoạt động quản lý của KBNN, quy trình, trình tự’ giao dịch tại KBNN. Những nội dung công khai trong quản lý NS xã của KBNN tại trước cửa cơ quan KBNN huyện bao gồm những nội dung sau: Sơ đồ các vị trí làm việc của KBNN huyện, Chức năng nhiệm vụ của kiếm soát viên NS xã; Quy trình, trình tự’ giao dịch thu, chi NS xã qua
KẾT LUẬN
Ngân sách xã là ngân sách cấp cơ sở, có vai trò rất quan trọng đối với phát triến kinh tế - xã hội và quản lý của chính quyền cấp cơ sở. Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, quản lý ngân sách xã trong cả nước cũng được đối mới căn bản. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả sử dụng ngân sách xã.
Cùng với cả nước, ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng được đổi mới căn bản. Quản lý ngân sách xã đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách xã trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Tuy vậy, hiện còn không ít hạn chế, trở ngại trong quản lý ngân sách xã trên địa bàn. Vì thế mà tình trạng bỏ sót nguồn thu, thực hiện chi không đúng mục đích, sai quy định, lãng phí, thất thoát vẫn còn. Do đó mà làm giảm tác dụng của ngân sách cấp xã.
Trong điều kiện phát triến kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, cùng với chủ trương đấy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề “tam nông” hiện đang đặt ra yêu cầu cơ bản phải đối mới quản lý ngân sách xã. Đe phát huy hơn nữa vai trò ngân sách xã, cần đôi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng:
- Tiếp tục đối mới quản lý thu;
- Tiếp tục đối mới quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn;
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, điều tra, khảo sát thực tế và đề xuất với lãnh đạo KBNN Bắc Ninh và các đơn vị có liên quan về các giải pháp đối mới quản lý ngân sách xã; trong quá trình thực tiễn công tác, bản thân đã có những kiến nghị và thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả. Tuy nhiên trong phạm vi khuôn khố luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp, bố sung của các thày giáo, cô giáo và đồng nghiệp đế luận văn hoàn thiện hơn.