Ở nước ta, khái niệm “cấu trúc nền đất yếu” và nội hàm của khái niệm này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Thanh (1984) [25] cho rằng, “Cấu trúc nền công trình là tầng đất được sử dụng làm nền cho công trình xây dựng, được đặc trưng bằng những quy luật phân bố theo chiều sâu của các thành tạo đất đá có liên kết kết kiến trúc, nguồn gốc, tuổi, thành phần, cấu trúc, bề dày, trạng thái và tính chất địa chất công trình không giống nhau”. Theo đó, đã phân chia các lớp đất trầm tích
Đệ Tứvùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm về nguồn gốc, tuổi, thành phần, trạng thái và tính chất cơ lý của chúng. Lê Trọng Thắng (1998) [27] đưa ra định nghĩa: “Cấu trúc nền là phần tương tác giữa công trình và môi trường địa chất, được xác định bởi qui luật phân bố trong không gian, khả năng biến đổi theo thời gian của các thành tạo đất đá có tính chất địa chất công trình xác định, diễn ra trong vùng ảnh hưởng của công trình. Cấu trúc nền ở giới hạn không gian có phân bố các loại đất yếu, có thể gọi là “cấu trúc nền đất yếu”. Ông cho rằng, hiểu biết được đặc điểm địa chất công trình của các dạng cấu trúc nền đất yếu có vai trò quan trọng giúp các nhà thiết kế lựa chọn giải pháp nền móng hợp lý, giảm giá thành xây dựng. Phạm Văn Tỵ và nnk (1999) [41] quan niệm: “Cấu trúc nền được hiểu là quan hệ sắp xếp không gian của các thể địa chất (lớp đất) cấu tạo nền đất, số lượng, đặc điểm hình dạng, kích thước, thành phần, trạng thái và tính chất của các yếu tố cấu thành này”. Theo đó, nhóm tác giảcho rằng, phân chia các kiểu cấu trúc nền phải trên cơ sở kết quả nghiên cứu đầy đủ và tỷ mỷ cấu trúc địa chất và địa chất thủy văn, đặc biệt là cấu trúc phần nông, thành phần, trạng thái và tính chất cơ lý của các lớp đất. Chỉ như vậy mới có thể làm rõ và phân chia ra được các kiểu sắp xếp không gian của các thể địa chất trong nền đất, số lượng, vị trí, chiều dày và đặc điểm biến đổi chiều dày của các lớp, nhất là các lớp có thành phần, trạng thái và tính chất đặc biệt. Sự có mặt hoặc vắng mặt các lớp này và những đặc điểm về chiều sâu phân bố, chiều dày, đặc tính địa chất công trình... của chúng có ý nghĩa quan trọng khi xem xét để phân chia ra các kiểu, phụ kiểu và dạng cấu trúc nền.
Tạ Đức Thịnh (1990) [28] đã nghiên cứu quy luật biến đổi không gian một số chỉtiêu cơ lý của đất yếu hệ tầng Hải Hưng trong cấu trúc nền đất yếu ởđồng bằng Bắc Bộ bằng mô hình toán học. Năm 2004, Nguyễn Huy Phương và nnk [20] đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố Hà Nội “Thu thập, kiểm chứng các tài liệu đã có, nghiên cứu bổ sung lập bản đồphân vùng đất yếu Hà Nội phục vụ phát triển bền vững Thủđô”, trong đó đã phân chia cấu trúc nền khu vực Hà Nội thành 9 lớp với các đặc điểm thành phần, trạng thái, tính chất của từng lớp đất, phục vụ tốt cho quy hoạch và xây dựng công trình trên mặt và công trình ngầm ở Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, các tác giảđưa ra khái niệm: “Cấu trúc nền là mối quan hệ không gian của các lớp đất đá, đặc điểm thành phần, kiến trúc, cấu tạo của chúng, cũng như đặc tính địa chất công trình của các lớp đất đá nằm trong vùng nén ép của công trình". Năm 2014, trong luận án án tiến sĩ “Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ22-3 phân
bốở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường”, Nguyễn Thị Nụ [18] đã phân chia cấu trúc nền đất yếu ven biển Đồng bằng sông Cửu Long thành kiểu và phụ kiểu theo nguyên tắc:
- Kiểu: Dựa vào vị trí phân bố trong không gian của đất sét yếu Q22-3, - Phụ kiểu: Dựa vào chiều dày của lớp đất yếu.
Năm 2016, Nguyễn Văn Phóng và nnk thực hiện đề tài “Nghiên cứu các đặc tính xây dựng của đất yếu và đặc điểm cấu trúc nền đất yếu vùng ven biển Bắc Bộ, đề xuất các giải pháp gia cố, xử lý nền đất yếu thích hợp phục xây dựng các công trình ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng” [21]. Đây là công trình nghiên cứu khá chi tiết về cấu trúc nền đất yếu vùng đồng bằng Bắc Bộ, đã phân chia cấu trúc nền đất yếu vùng ven biển Bắc Bộ thành 4 kiểu (I, II, III, IV), 4 dạng (a, b, c, d), bao gồm:
Kiểu I: Đất yếu phân bố ngay trên bề mặt đất và phủ trên đất sườn - tàn tích edQ (đất loại sét lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng, nửa cứng).
Kiểu II: Đất yếu phân bố ngay trên bề mặt đất và phủ trên đất rời, trạng thái chặt vừa.
Kiểu III: Đất yếu phân bố ngay trên bề mặt đất và phủ trên đất mềm dính, trạng thái dẻo cứng –nửa cứng.
Kiểu IV: Đất yếu phân bố phía dưới các lớp đất có các đặc trưng cơ học tốt hơn. Mỗi kiểu lại được chia thành dạng theo chiều dày của đất yếu:
- Dạng a: Đất yếu có chiềudày lớn hơn 20m - Dạng b: Đất yếu có chiều dày 10m - 20m - Dạng c: Đất yếu có chiều dày 5m - 10m - Dạng d: Đất yếu có chiềudày nhỏ hơn 5m.
Như vậy, có thể nói, cấu trúc nền đất yếu đã được nghiên cứu khá chi tiết và đầyđủ ở nước ta. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc nền đất yếu nêu trên đều hướng tới việc làm rõ sự sắp xếp trong không gian của các lớp đất nền (bao gồm cả đất yếu) với các đặc trưng về tuổi, nguồn gốc, chiều dày, thành phần, trạng thái và tính chất cơ lý của chúng mà chưa xem xét đến mối quan hệtương tác giữa các yếu tố của cấu trúc nền đất yếu với đặc điểm công trình xây dựng, giữa các lớp đất yếu với các lớp đất tốt trong cấu trúc nền và đặc điểm làm việc, quy mô, cường độ, tính chất tác dụng của tải trọng công trình cụ thể. Vì vậy, có thểđưa ra định nghĩa về“cấu trúc nền đất yếu” như sau:
(trong đó có đất yếu) được phân chia theo quan điểm địa chất công trình, phản ánh các trường vật chất được đặc trưng bởi tuổi, nguồn gốc, chiều dày, thành phần, kiến trúc, cấu tạo, trạng thái và tính chất của chúng, cũng như quyết định các quá trình cơ học, vật lý, hóa học diễn ra trong nó khi chịu tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động công trình. Với cách định nghĩa này, khi xem xét phân chia cấu trúc nền đất yếu phục vụ xây dựng công trình thì không chỉ đơn thuần xem xét các yếu tố của cấu trúc nền đất yếu vốn tồn tại khách quan trong tự nhiên mà phải xem xét mối quan hệtương tác giữa các yếu tố của cấu trúc nền đất yếu với đặc điểm của loại công trình xây dựng, giữa các lớp đất yếu trong cấu trúc nền với đặc điểm làm việc, cường độ, tính chất tác dụng của tải trọng công trình.