Các phương pháp xử lý nông

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 40 - 42)

Phương pháp xửlý đất yếu phân bố trên bề mặt đất bằng thay đất sử dụng rất phổ biến trong xây dựng từtrước tới nay. Với phương pháp trộn xi măng, trộn vôi lần đầu tiên được Bộmôn Đường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tiến hành nghiên cứu vào năm 1967 đểứng dụng làm móng đường giao thông [24]. Năm 1985, Hồ Chất [9] nghiên cứu đềtài “Về khảnăng gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ trong điều kiện Việt Nam”, đã phân tích khả năng áp dụng chất kết dính vô cơ để gia cố nhiều loại đất yếu khác nhau dựa vào thành phần hạt, tỷ lệ chất kết dính, thời gian đông cứng của chất kết dính và sựổn định của đất gia cố. Đỗ Minh Toàn (1993) [36] đã nghiên cứu ảnh hưởng của vật chất hữu cơ và muối dễhòa tan có trong đất đến hiệu quả cải tạo đất sét pha mbQ2-3

phân bốở ven biển Bắc Bộ bằng phương pháp trộn xi măng cải tạo nông ở trong phòng thí nghiệm. Phạm Minh Tuấn (2001) [39] đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng hữu cơ đến hiệu quả cải tạo đất sét yếu lẫn hữu cơ thuộc hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hải Hưng ở Hà Nội. Năm 2006, Lê Thị Phòng [22] đã nghiên cứu cải tạo đất sét pha nguồn gốc bồi tích thuộc hệ tầng Thái Bình, phân bốở Hưng Yên bằng trộn vôi với các hàm lượng vôi lần lượt là 2, 4, 6, 8% và phụ gia SA44/LS40 theo tỷ lệ8,5/1,5, lượng phụ gia là 1 lit/6 m3đểlàm móng áo đường giao thông nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khảnăng đầm chặt của đất có phụ gia lớn hơn đất không có phụgia, môđun đàn hồi của mẫu gia cố với hàm lượng vôi 6% có giá trị lớn nhất đối với cả2 trường hợp có phụ gia và không có phụ gia; môđun đàn hồi của đất gia cố khi sử dụng 4% vôi với phụ gia SA44/LS40 tương đương với 6% vôi. Khi hàm lượng vôi lớn hơn 6% thì cường độ mẫu đất gia cố giảm. Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng thử nghiệm tại đoạn đường từ Thiện Phiến đi Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Nguyễn Thị Thắm và nnk (2008) [26] nghiên cứu cải tạo đất sét pha ở Cần Thơ bằng trộn xi măng

kết hợp với phụ gia tro trấu, kết quả cho thấy, với các hàm lượng đất, xi măng và tro trấu khác nhau, hỗn hợp đất +7%XM+5% tro trấu cho hiệu quả tốt nhất về cường độ kháng nén và môđun đàn hồi. Trịnh Thị Huế (2009) [12] đã nghiên cứu cải tạo đất bùn sét và bùn sét pha nguồn gốc sông-biển (amQ2) ở Trà Vinh bằng phương pháp trộn xi măng và vôi theo các tỷ lệxi măng 3, 6, 9, 12% và vôi 6, 9, 12% . Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, với đất trộn xi măng thì cường độ kháng nén của mẫu tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng xi măng và mẫu bùn sét pha có cường độ lớn hơn so với mẫu bùn sét pha ở cùng tỷ lệxi măng và ngày tuổi bảo dưỡng (28 ngày). Với mẫu trộn vôi thì cường độ kháng nén của mẫu 9% cho giá trị tối ưu, mẫu ở 12% có giá trị nhỏ nhất. Nguyễn Thị Thu Quỳnh (2010) [23] đã nghiên cứu cải tạo đất bùn sét ở khu vực phía Nam tỉnh Cà Mau bằng trộn xi măng với hàm lượng 5, 7, 10, 13, 16%, đồng thời chế bị với các hàm lượng muối là 0,6; 1,0; 1,5 và 2% và thấy rằng: khi hàm lượng muối tăng thì cường độ mẫu giảm, khi lượng phèn trong đất tăng (pH nhỏ) thì cường độ mẫu đất gia cố giảm. Nguyễn Thị Nụ (2014) [18] đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng muối đến khảnăng gia cố đất bùn sét ở Tiền Giang và Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi hàm lượng muối tăng thì qu giảm, với hàm lượng muối ít từ0,2 đến 0,8% thì qu giảm không nhiều, khi hàm lượng muối tăng đến 1% thì qu giảm mạnh. Năm 2011, Đỗ Minh Toàn [37] triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc tính xây dựng của trầm tích đất loại sét amQ22-3 phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ gia cố nền bằng các giải pháp làm chặt có sử dụng chất kết dính vô cơ”, đã nghiên cứu gia cốđất bằng xi măng tại Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp và Tiền Giang với hàm lượng trộn xi măng từ 3 đến 12% khối lượng đất khô và lượng vôi từ6 đến 12%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với cùng hàm lượng xi măng và vôi, đất được gia cố bằng xi măng có cường độ kháng nén lớn hơn so với đất gia cố bằng vôi; cường độ kháng nén của đất sét pha lớn hơn cường độ kháng nén của đất sét và khi trộn lượng vôi vào đất lớn hơn 9% thì cường độ của đất gia cố lại giảm. Năm 2013, Viện Thủy Công thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã triển khai đề tài cấp Viện “Nghiên cứu cải tạo đất yếu (bùn sét pha) ở huyện Gò Quao và Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang bằng xi măng kết hợp với vôi, đánh giá khảnăng sử dụng chúng trong xây dựng công trình thủy lợi” [8]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, khi hàm lượng xi măng tăng thì cường độ mẫu gia cố tăng. Tuy nhiên, cường độ mẫu đất gia cố chỉtăng trong khoảng thời gian từ28 ngày đến 56 ngày bảo dưỡng, sau đó, cường độ mẫu có xu hướng giảm; lượng vôi thích hợp để gia cố là 2% - 4%.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)