Gia cố nền đất yếu bằng các phương pháp xửlý sâu đã được tiến hành ởnước ta từ những năm 1980 của thếký trước. Tuy nhiên, chỉ có một sốphương pháp được ứng dụng rộng rãi là các phương pháp cọc đất-vôi, đất-xi măng, bấc thấm, cọc cát [11], [14], ]17], [29], [77], [38], [40] [43], ...
Phương pháp cọc đất-vôi, đất-xi măng và thiết bị thoát nước thẳng đứng (bấc thấm, giếng cát) lần đầu tiên được Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng thực hiện vào năm 1980 với sự hợp tác của Viện Địa kỹ thuật Thụy Điển thông qua việc triển khai đề tài “Gia cố nền đất yếu bằng các phương pháp cọc đất-vôi, đất-xi măng và cốt thoát nước chế tạo sẵn”. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được hàm lượng xi măng thích hợp trong hỗn hợp vật liệu đất-xi măng để gia cố một số loại đất yếu và rút ra một số kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc như hàm lượng hữu cơ trong đất, cách gia công mẫu. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đã ứng dụng kết quả nghiên cứu để gia cố nền đất yếu tại một số công trình xây dựng ở Hà Nội, Hải Phòng, mang lại hiệu quả tích cực. Trong Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật (1984-1993), Nguyễn Trấp đã công bố các kết quảứng dụng cọc đất-xi măng trong bài báo “Nghiên cứu ứng dụng cọc đất-xi măng ở Việt Nam”, trong đó, đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này trong xử lý nền đất yếu. Tạ Đức Thịnh (2002) [29] đã nghiên cứu đề xuất phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát-xi măng-vôi. Cơ sở lý thuyết của phương pháp là dựa vào quá trình nén chặt cơ học, quá trình cố kết thấm của đất nền và quá trình gia tăng cường độ của cọc và ma sát giữa cọc và đất nền. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm các mẫu gia cốở trong phòng với các hàm lượng xi măng 5, 7,5, 10, 12,5 và 15% khối lượng cát khô và hàm lượng vôi là 5, 7, 9 và 11%. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cường độ kháng nén một trục của mẫu gia cố tỷ lệ thuận với hàm lượng xi măng và vôi và kiến nghị sử dụng hàm lượng thích hợp của xi măng từ 7,5% đến 10%, hàm lượng vôi từ 7% đến 9%. Đặc biệt, trong nghiên cứu của mình, tác giảđã cải tiến máy khoan UGB-50M của Nga làm thiết bị thi công cọc rất cơ động, phù hợp với công trình quy mô vừa và nhỏ, mặt bằng thi công chật hẹp. Kết quảnày đã được ứng dụng để xử lý nền đất yếu ở một số công trình ở Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, mang lại hiệu quả kinh tế-kỹ thuật cao., Tuy nhiên, vật liệu được sử dụng trong phương pháp này là cát sông hạt thô, hạt trung và vôi bột đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế. Cát hạt trung, hạt thô ngày càng khan hiếm, giá thành cao và việc khai thác
chúng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vôi bột hiện rất ít được sản xuất và công việc vận chuyển, bảo quản vôi bột cũng gặp nhiều khó khăn.
Cùng với phương pháp trộn khô, phương pháp trộn ướt trong gia cố sâu bằng cọc đất-xi măng cũng được sử dụng rộng rãi. Năm 2002, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ Jet-grouting để sửa chữa, chống thấm cho các công trình cống dưới đê và đã ứng dụng thành công trong việc sửa chữa, xử lý các sự cố ở đê Sơn Tây - Hà Nội, đập Phúc, cống Tắc Giang – Hà Nam, đê sông Trà Lý [11]... Ngoài ra, phương pháp này cũng được ứng dụng để xử lý một số hố móng nhà cao tầng như Trung tâm Thương mại Chợ Mơ, tòa nhà Phúc Lộc Thọ đường Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội, nền đập Khe Ngang....
Các phương pháp cọc cát, bấc thấm cũng được ứng dụng rất phổ biến trong xây dựng đường giao thông. Các tuyến đường cao tốc như Hà Nội – Cầu Giẽ, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Quốc Lộ1A ... đều ứng dụng cọc cát, giếng cát và bấc thấm để gia cố nền đất yếu. Có thể nói, hầu hết các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp, thủy lợi...xây dựng trên nền đất yếu đều ứng dụng các phương pháp cọc cát, bấc thấm, cọc đất-xi măng để gia cố nền. Nhiều tiêu chuẩn xây dựng về xử lý nền đất yếu theo các phương pháp này đã được ban hành như TCVN 9403:2012 [33], TCVN 9842:2013 [34], TCVN 11713:2017 [35], làm căn cứ pháp lý quan trọng trong công tác xử lý nền đất yếu ởnước ta.