Ảnh hưởng của tải trọng ngoài đến độ lún nền đất yếu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 133 - 135)

Sau khi nền đường đắp đến cao độ thiết kế, sẽ tiếp tục xem xét ảnh hưởng của tải trọng ngoài (tải trọng của phương tiện tham gia giao thông và các loại tải trọng khác tác dụng trên đỉnh nền đắp). Hình 4.4 so sánh độ lún của nền đất yếu trước khi gia cố và sau khi gia cố khi chịu tác dụng của tải trọng ngoài p =15kPa. Hình 4.4.a biểu diễn độ lún của nền đất yếu trước khi gia cố khi chịu tác dụng của tải trọng ngoài p =15kPa. Kết quả phân tích xác định được độ lún của nền đất yếu bằng 39 cm.

b) Nền đất đã gia cố bằng cọc cát biển –xi măng có qu = 1,5 MPa

Hình 4.4. Biểu diễn độ lún của nền đất yếu sau khi gia cố bằng cọc cát biển –xi măng khi chịu tác dụng của tải trọng ngoài p =15kPa.

Hình 4.4. So sánh độ lún của nền đất yếu khi chịu tác dụng của tải trọng bản thân khối đắp nền đường và tải trọng ngoài p =15kPa: a) trường hợp nền đất yếu chưa được gia cố, b) trường hợp nền đất đã được gia cố bằng cọc cát biển –xi măng có qu=1,5MPa. Có thể thấy rằng, độ lún của nền đất yếu trong trường hợp đã được gia cố giảm đi rất nhiều, chỉ vào khoảng 4 cm trong suốt thời gian sử dụng, Nghĩa là, so với độ lún của nền đất yếu chưa gia cố (xấp xỉ 39 cm) thì hiệu quả gia cố là hết sức rõ ràng. Sau khi gia cố nền đất yếu bằng cọc cát biển –xi măng, độ lún của nền đất yếu chỉ còn bằng khoảng 1/10 so với khi chưa gia cố.

Biểu đồ hình 4.5 biểu diễn ảnh hưởng của tải trọng đến độ lún của nền đường trong trường hợp nền đất yếu chưa và đã được gia cố và đã được gia cố. Có thể thấy rằng, khi tải trọng tăng lên thì độ lún của nền đường cũng tăng lên. Với đất yếu chưa được gia cố, quan hệ giữa tải trọng –độ lún chỉđược quan sát thấy khi tải trọng bên trên khối đắp nhỏhơn 10kPa, khi tải trọng ngoài tăng lên đến 15kPa, quan hệ giữa độ lún biến dạng đã chuyển sang giai đoạn dẻo, nghĩa là biến dạng đã tăng lên rất nhiều khi tải trọng tăng lên hữu hạn. Trong khi đó, đường quan hệđộ lún – tải trọng với nền đất yếu được gia cố hầu như là tuyến tỉnh. Điều này cho thấy, sử dụng cọc cát biển – xi măng gia cố nền đường không chỉ giảm đáng kể độ lún của nền đường, mà còn mang lại hiệu quả trong việc cản trở sự phá hoại của nền đất yếu, đồng thời tăng sức chịu tải, như tăng mô đun đàn hồi, và nới rộng phạm vi làm việc đàn hồi của nền đường.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)