Kết quả phân chia cấu trúc nền đất yếu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 67 - 71)

Dựa vào các yếu tố cấu trúc nền và theo nguyên tắc phân chia cấu trúc nền đã trình bày ở trên, cho phép phân chia cấu trúc nền đất yếu toàn tuyến đường ven biển Hải Phòng –Nam Định thành 2 kiểu (kiểu I, kiểu II) và 6 dạng (dạng Ia, dạng IIa, dạng Ib, dạng IIb, dạng Ic và dạng IIc), theo đó:

- Kiểu I có đặc điểm đất yếu phân bố ngay trên bề mặt đất, phía dưới là lớp cát trạng thái chặt vừa-chặt, có tính năng xây dựng tốt,

- Kiểu II có đặc điểm đất yếu phân bố ngay trên bề mặt đất, phía dưới là các lớp sét trạng thái dẻo mềm, dẻo cứng, nửa cứng, có tính năng xây dựng tốt,

- Dạng Ia và dạng IIa có tổng chiều dày các lớp đất yếu < 5m,

- Dạng Ib và dạng IIb có tổng chiều dày các lớp đất yếu từ 5m  15m, - Dạng Ic và dạng IIc có tổng chiều dày các lớp đất yếu > 15m.

Sự phân bố trong không gian của đất yếu trong dạng cấu trúc nền Ia được thể hiện trong hình 2.2.

Hình 2.2. Phân bốđiển hình các lớp đất trong cấu trúc nền đất yếu dạng Ia (đặc trưng tại Km1+250 đến Km1+706)

Sự phân bố trong không gian của đất yếu trong dạng cấu trúc nền IIa được thể hiện trong hình 2.3.

Hình 2.3. Phân bốđiển hình các lớp đất trong cấu trúc nền đất yếu dạng IIa (đặc

trưng tại Km57+763 đến Km58+010)

Sự phân bố trong không gian của đất yếu trong dạng cấu trúc nền Ib được thể hiện trong hình 2.4.

Hình 2.4. Phân bốđiển hình các lớp đất trong cấu trúc nền đất yếu dạng Ib (Đặc trưng

tại Km6+100 đến Km6+300)

Sự phân bố trong không gian của đất yếu trong dạng cấu trúc nền IIb được thể hiện trong hình 2.5.

Hình 2.5. Phân bốđiển hình các lớp đất trong cấu trúc nền đất yếu dạng IIb (Đặc

trưng tạiKm52+816 đến Km53+448)

Sự phân bố trong không gian của đất yếu trong dạng cấu trúc nền Ic được thể hiện trong hình 2.6.

Hình 2.6. Phân bốđiển hình các lớp đất trong cấu trúc nền đất yếu dạng Ic (Đặc trưng

tạiKm12+540 đến Km12+659)

Sự phân bố trong không gian của đất yếu trong dạng cấu trúc nền IIc được thể hiện trong hình 2.7.

Hình 2.7. Phân bốđiển hình các lớp đất trong cấu trúc nền đất yếu dạng IIc (Đặc trưng

tạiKm56+961 đến Km57+296)

Việc phân chia dạng cấu trúc nền theo các khoảng chiều dày đất yếu h < 5m, h = 5m 15m, h > 15m phù hợp với đặc điểm địa tầng tuyến đường và làm cơ sởđể lựa chọn

phương pháp cũng như thiết bị thi công xử lý nền phù hợp. Đối với các dạng cấu trúc nền Ia, IIa (đất yếu h < 5m) sẽ là phù hợp hơn với các phương pháp xử lý nền đất yếu nông như trộn xi măng, trộn vôi, thay thế lớp đất yếu bằng đất tốt hoặc vải địa kỹ thuật …; đối với cấu trúc nền dạng Ib, IIb (h= 5m 15m) có thể sử dụng phương pháp xử lý sâu bằng cọc cát xi măng, sử dụng thiết bị thi công UGB-50M [29] là thiết bị gọn, nhẹ, cơ động; đối với cấu trúc nền dạng Ic, IIc (h > 15m) sẽ rất phù hợp phương pháp xử lý sâu phổ biến hiện nay, có thể sử dụng các thiết bị thi công có chức năng như thiết bị thi công cọc cát để xử lý bằng cọc cát - xi măng.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)