Xuất phương pháp tính độ lún và sức chịu tải của nền đất yếu xử lý bằng cọc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 105 - 113)

măng.

3.5.2. Đề xuất phương pháp tính độ lún và sức chịu tải của nền đất yếu xử lý bằng cọc cát biển –xi măng bằng cọc cát biển –xi măng

3.5.2.1. Tính độ lún và sức chịu tải trong trường hợp dùng cọc cát biển –xi măng

để cải tạo nền

* Tính độ lún

Theo chỉ dẫn thiết kế của Thụy Điển, nếu cường độ của cọc không lớn hơn 150kPa thì việc tính toán độ lún và sức chịu tải của hệ nền-cọc được quy đổi về hệ nền đồng nhất (tương tự như hệ nền-cọc cát). Theo kết quả thí nghiệm xác định cường độ kháng nén của cọc cát biển –xi măng trình bày trong bảng 3.7, khi hàm lượng xi măng trong hỗn hợp vật liệu cát biển –xi măng nhỏhơn 5% thì hệ nền-cọc sau xử lý có thểđược xem là nền đồng nhất bằng cách quy đổi các đặc trưng sức chống cắt, tính biến dạng (mô đun tổng biến dạng) của cọc và đất nền về giá trị trung bình theo tỷ diện tích thay thế (giá trị bình quân gia quyền). Khi đó, độ lún của nền cọc sau xử lý có thể tính theo các phương pháp lý thuyết môi trường biến dạng tuyến tình mà phổ biến hơn cả là phương pháp “lớp tương đương” và phương pháp cộng lún từng lớp [30].

Phương pháp “lớp tương đương”:

“Lớp tương đương” hslà lớp có chiều dày mà độ lún của móng có chiều dài vô tận làm việc trong điều kiện không nở hông bằng độ lún của móng có kích thước hữu hạn làm việc trong điều kiện có nở hông trên nền đất có chiều dày vô tận (hình 3.16).

Hình 3.16.Chiều dày lớp tương đương hs

Độlún theo phương pháp lớp tương đương được xác định theo công thức:

S = aomPhs (3.19)

lớp đất và cọc (hệ nền-cọc), P - áp lực gây lún,

hs - chiều dày lớp tương đương.

Phương pháp cộng lún từng lớp:

Bản chất của phương pháp là chia nền đất dưới đáy móng thành nhiều lớp phân tố rồi tính lún cho từng lớp phân tố không xét đến ảnh hưởng nở hông của đất. Độ lún cuối cùng của nền bằng tổng độ lún của từng lớp phân tố (xem hình 3.17).

Hình 3.17. Sơ đồ tính lún theo phương pháp cộng lún từng lớp.

Độ lún của nền được tính theo công thức:

S = (3.20)

trong đó: n - số lớp đất phân chia trong chiều sâu chịu nén của công trình

i - ứng suất trung bình phụ thêm giữa các lớp phân tố thứ i của hệ nền-cọc,

hi - chiều dày lớp phân tố thứ i của hệ nền-cọc,

 - hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc vào hệ số nở hông của đất hệ nền-cọc,

E0i - môđun tổng biến dạng trung bình (bình quân gia quyền) của lớp thứ i hệ nền-cọc.

Ngoài ra, độ lún của hệ nền-cọc cũng có thể tính theo công thức:

S = (3.21)

trong đó: Cc- chỉ số nén trung bình (bình quân gia quyền) của đất hệ nền-cọc,

h - chiều dày lớp đất tính lún (vùng chịu nén),

oi i n i i E h    =1 o o o ch C      + + log 1

0 - hệ số rỗng ban đầu của đất nền,

0 - áp lực nén ban đầu của đất do trọng lượng bản thân của đất gây ra,  - áp lực nén do tải trọng ngoài tác dụng lên lớp tính lún.

* Tính sức chịu tải

Sức chịu tải của nền sau xử lý có thểđược tính theo các phương pháp dựa trên cơ sở lý luận nền biến dạng tuyến tính như các sơ đồ hình 3.18.

a) theo Puzưrevxkiy b) theo Maxlov c) theo Jaropolxkiy

Hình 3.18. Các sơ đồ tính sức chịu tải của nền

Theo Puzưrevxkiy (cho phép chiều sâu vùng biến dạng dẻo Zmax = 0):

p0 = h (3.22)

Theo Maxlov (cho phép chiều sâu vùng biến dạng dẻo Zmax = btg):

pgh= + h (3.23)

Theo Jaropolxkiy (cho phép chiều sâu vùng biến dạng dẻo Zmax = (b/2) tg ( )):

pgh = + h (3.24)

trong đó:  - góc ma sát trong trung binh (bình quân gia quyền) của hệ nền-cọc,

c - lực dính trung bình (bình quân gia quyền) của hệ nền-cọc,

 - khối lượng thể tích trung bình (bình quân gia quyền) của hệ nền-cọc,

 2 cot cot 2 cot 2 cot            − + + − + + + g g c g g 2 cot      − +       + + g tg c h btg y 2 4   − 2 cot 2 2 4 cot         − +           + + − g tg c h g b

h - chiều sâu chôn móng, b - chiều rộng của móng.

Sức chịu tải của hệ nền-cọc cũng có thể tính theo TCVN9362:2012, theo công thức:

RH = (Ab + B’h + Dc - ’h0) (3.25) trong đó: m1 - hệ số điều kiện làm việc của đất nền,

m2 - hệ số điều kiện làm việc của công trình,

ktc - hệ số tin cậy, phụ thuộc vào phương pháp xác định các đặc trưng tính toán của đất, cụ thể: theo kết quả thí nghiệm trực tiếp ktc = 1; theo kết quả thí nghiệm gián tiếp ktc = 1,1.

b - chiều rộng móng, h - chiều sâu chôn móng,

 - khối lượng thể tích trung binh (bình quân gia quyền) của hệ nền-cọc nằm dưới đáy móng,

’ - khối lượng thể tích trung binh (bình quân gia quyền) của hệ nền-cọc nằm trên đáy móng,

c - lực dính đơn vị trung bình (bình quân gia quyền) của hệ nền-cọc nằm dưới đáy móng,

h0 -chiều sâu đến sàn tầng hầm (nếu có),

A, B, D - các hệ số tra bảng, phụ thuộc góc  trung binh (bình quân gia quyền) của hệ nền-cọc.

*Nhận xét:

Các phương pháp tính độ lún và sức chịu tải nêu trên áp dụng cho tính toán nền tự nhiên. Vì vậy, cần phân biệt hai trường hợp: thi công chậm và thi công nhanh.

- Trường hợp thi công chậmlà trường hợp sau khi xử lý nền thì phải đợi một thời

gian nhất định mới bắt đầu xây dựng công trình. Trong trường hợp này,khốilượng cát biển –xi măng đưa vào nền để xử lý đất yếu được xem như tải trọng ngoài tác dụng vào nền. Dưới tác dụng của tải trọng này, trong nền đất sẽ xuất hiện ứng suất phụ thêm z

gây biến dạng nền (cả theo phương dọc và phương ngang). Trị số của ứng suất phụ thêm

tc

k m m1 2

bằng:

z =  + u (3.26)

trong đó,  - ứng suất hữu hiệu do hạt đất tiếp thu, u - ứng suất trung tính do nước tiếp thu.

Theo thời gian, ứng suất hữu hiệu tăng lên, ứng suất trung tính giảm đi, nhưng ở bất kỳ thời điểm nào trong nền đất vẫn tồn tại mối tương quan trên. Trong trường hợp thi công chậm, các quá trình nén chặt cơ học, cố kết và phản ứng hóa lý giữa xi măng với môi trường đã kết thúc, toàn bộ tải trọng ngoài (khối lượng cát biển - xi măng) do hạt đất tiếp thu (z = ), ứng suất trung tính bị triệt tiêu (u= 0), các biến dạng nền đạt trị số ổn định, nền được nén chặt hoàn toàn, trở thành nền mới giống như nền tự nhiên. Các phương pháp tính độ lún và sức chịu tải của nền sau xử lý theo lý thuyết môi trường biến dạng tuyến tính là phù hợp.

- Trường hợp thi công nhanh là ngay sau khi quá trình xử lý nền kết thúc thì tiến

hành xây dựng công trình ngay. Lúc này, các quá trình nén chặt cơ học, cố kết của đất nền và các phản ứng hóa lý của xi măng với đất yếu đều chưa kết thúc. Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền dùng để tính độ lún và sức chịu tải của nền vẫn đang trong quá trình biến đổi, chưa đạt tới giá trị ổn định (hằng số) nên hiển nhiên kết quả tính toán chưa chỉnh xác. Độ lún của nền tính được sẽ lớn hơn thực tế và sức chịu tải của nền tính được sẽ nhỏ hơn thực tế. Vì vậy, trong trường hợp thi công nhanh, không thể xem nền đã xử lý như một nền tự nhiên. Tuy nhiên, nếu thiên về an toàn, vẫn có thể sử dụng kết quả tính toán độ lún và sức chịu tải của nền như đối với nền tự nhiên để phục vụ thiết kế nền móng công trình.

3.5.2.2. Tính độ lún và sức chịu tải trong trường hợp dùng cọc cát biển –xi măng

để gia cố nền

Theo kết quả thí nghiệm xác định cường độ kháng nén của cọc cát biển –xi măng trình bày tại hình 3.6 hay bảng 3.7, khi hàm lượng xi măng trong hỗn hợp vật liệu cát biển –xi măng lớn hơn 10% thì về bản chất, phương pháp cọc cát biển –xi măng giống phương pháp cọc đất-xi măng. Vì vậy, trong trường hợp này có thể tính toán độ lún và sức chịu tải của nền xử lý bằng cọc cát biển –xi măng theo các phương pháp tính toán cọc đất-xi măng.

* Tính độ lún

Hiện nay, tồn tại một số quan điểm tính độ lún của nền đất yếu gia cố bằng cọc đất-xi măng. Một số tác giả coi nền cọc gia cố như một móng khối quy ước không biến dạng và chỉ tính độ lún của nền đất dưới đáy móng khối quy ước. Một số khác tính theo phương pháp cùng biến dạng với giả thiết xem cọc và đất xung quanh cọc là một khối quy ước và biến dạng dọc trục của cọc gia cố tương ứng với độ lún của đất xung quanh cọc. Khi biến dạng dọc trục của cọc gia cố tương ứng với độ lún của đất xung quanh cọc thì sự phân bố tải trọng sẽ phụ thuộc vào độ cứng tương đối của vật liệu cọc. Chừng nào ứng suất dọc trục còn nhỏ hơn độ bền giới hạn rão của cọc thì ứng suất dọc trục của cọc phụ thuộc vào môđun nén của vật liệu cọc và của đất xung quanh cọc và được tính theo công thức:

c = = (3.27)

trong đó, c - ứng suất dọc trục của cọc,

Pc - tổng tải trọng tác dụng lên cọc gia cố, Ac - diện tích tiết diện cọc gia cố,

 - ứng suất trung bình dưới đáy móng, ac - tỷ diện tích thay thế,

Md - môđun nén của đất xung quanh cọc, thường lấy bằng 150cu với cu - sức kháng cắt của đất xung quanh cọc, được xác định bằng thí nghiệm cắt cánh hoặc xuyên tĩnh,

Mc - môđun nén của cọc, lấy bằng (50-100) Ccọc với Ccọc - lực dính của vật liệu cọc.

Độ lún của nền được xác định bằng tổng độ lún của khối đất gia cố chiều sâu H và độ lún của nền dưới khối gia cố. Độ lún của khối đất gia cố xác định theo biểu thức:

S = = (3.28)

Độ lún của nền dưới khối gia cố được xác định theo các phương pháp thông thường nhưng có kể đến hệ số giảm thiểu độ lún là tỷ số giữa độ lún của khối đất đã gia cố và độ lún của đất khi chưa gia cố.

* Nhận xét:

Trong công thức tính lún của khối đất đã gia cố trên, mẫu số có thể coi là giá trị

c c A P ) 1 ( a a c c d c M M − +  H Md c c cM a M a H ) 1 ( − + 

trung bình của môđun tổng biến dạng của cọc gia cố và đất nền xung quanh cọc. Tuy nhiên, quan niệm nền đất yếu sau gia cố như thế nào để có thể áp dụng phương pháp tính lún thích hợplà vấn đề cần xem xét. Nếu quan niệm nền đất sau gia cố là một móng khối quy ước như móng cọc thì việc tính lún chỉ tính cho nền đất bên dưới mũi cọc và như vậy, độ lún thường sẽ rất lớn (nhất là khi dưới mũi cọc phân bố các lớp đất yếu). Nếu quan niệm độ co ngắn dọc trục của cọc như đối với nền đất xung quanh cọc thì chưa thỏa đáng, bởi vì, cọc cát biển –xi măng có cường độ (độ cứng) khá lớn, tính toàn khối cao, dưới tác dụng của tải trọng công trình, sự co ngắn dọc trục không đáng kể so với đất nền xung quanh, cọc sẽ lún toàn bộ. Vì vậy, nếu khi dưới mũi cọc phân bố các lớp đất yếu thì nên tính độ lún như đối với nền tự nhiên. Lúc này độ lún tính được chắc chắn sẽ lớn hơn nhưng thiên về an toàn cho thiết kế.

* Tính sức chịu tải

Cọc cát biển –xi măng dùng để gia cố nền, về bản chất giống cọc đất-xi măng. Vì vậy, có thể sử dụng các phương pháp tính sức chịu tải của cọc đất-xi măng do Bengt Broms (Thụy Điển), Bergado và nhiều người khác (AIT) đề xuất để tính sức chịu tải của cọc cát biển – xi măng.

- Với cọc đơn:

Sức chịu tải của cọc được tính theo công thức:

Q = Qs + Qp (3.29)

với: Qs và Qp - sức chịu tải do ma sát xung quanh cọc và sức kháng đầu mũi cọc. trong đó,

Qs =  cuAb, với:

cu - sức kháng không thoát nước của đất nền, xác định bằng thí nghiêm cắt cánh hoặc xuyên tĩnh, cu = qc/15  qc/20 với qclà sức kháng xuyên đầu mũi,

 - hệ số phụ thuộc vào sức kháng cắt không thoát nước của đất xung quanh cọc, với cu  50kPa thì  = 0,8-1,0, cu < 50kPa thì  = 0,7,

Ab–diện tích mặt bên cọc. Qp = cu Nc Am, với:

Nc –hệ số sức chịu tải đầu mũi cọc, phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cọc. Khi khoảng cách giữa các cọc trong khoảng 4 -5 lần đường kính cọc d thì với d  30cm; Nc = 9; 30cm < d  60cm Nc = 7 và d > 60cm Nc = 6,

- Với nhóm cọc gia cố:

Coi nhóm cọc và đất nền được gia cố như một khối, sức chịu tải của khối được tính theo công thức:

Qkhối = Qs khối + Qp khối (3.30)

trong đó: Qs khối - sức chịu tải do ma sát khối gia cố với đất xung quanh, Qp khối: - sức chịu tải của đất ở mặt dưới khối gia cố:

với: Qs khối = cu Ab khối =2(B+L) Hcu, Qp khối =cu Nc Am khối= (6-9) cuBL.

và: B, L, H là chiều rộng, chiều dài và chiều cao khối gia cố.

*Nhận xét:

+ Phương pháp của Bengt Broms và nnk tính sức chịu tải của cọc đơn gia cố như đối với cọc cứng, nghĩa là dựa vào sức kháng ma sát xung quanh cọc và sức kháng đầu mũi cọc. Nghiên cứu sinh cho rằng, khi trong cấu trúc nền đất yếu, dưới mũi cọc gia cố có lớp đất tốt thì cách tính như vậy có thểchấp nhận được. Nhưng trong thực tế xây dựng, thường gặp trường hợp cấu trúc nền gồm nhiều lớp đất yếu, có chiều dày lớn không thể gia cố hết, do đó dưới mũi cọc vẫn là đất yếu. Trong trường hợp này thì cách tính toán như trên là không hoàn toàn hợp lý, bởi vì, đã coi cọc gia cố là cọc cứng thì toàn bộ tải trọng công trình sẽ do cọc tiếp nhận và nền đất xung quanh cọc hoàn toàn không tham gia vào sức chịu tải chung. Như vậy, cọc gia cố sẽ dễ dàng bị phá hủy bởi cọc tựa vào lớp đất yếu dưới mũi cọc không có khả năng mang tải. Trong tính toán sức chịu tải của nhóm cọc gia cố cũng chỉ tính đến sức kháng cắt không thoát nước của đất nền ở chu vi mặt dưới khối gia cố mà không kể đến bản thân khối đất gia cố giữa các cọc.

+ Tính sức chịu tải của nền gia cố bằng cọc đất-xi măng theo Bengt Broms là đã bỏ qua sức chịu tải của vùng đất yếu xung quanh cọc vì vùng đất yếu này không được cải thiện về sức chịu tải sau khi gia cố. Tuy nhiên, đối với nền gia cố bằng cọc cát biển - xi măng thì ngoài sức chịu tải của cọc, tham gia vào sức chịu tải chung của hệ nền-cọc còn có sức chịu tải của vùng đất yếu xung quanh cọc, bởi vì sau khi gia cố, sức chịu tải của vùng đất yếu đã tăng lên đáng kểnhờ quá trình nén chặt cơ học, quá trình cố kết của đất nền. Như vậy, với cùng cường độ cọc (cùng hàm lượng xi măng đưa vào cọc), cọc cát biển - xi măng có hiệu quả gia cố cao hơn so với cọc đất-xi măng. Do đó, có thể lựa chọn hàm lượng xi măng trong hỗn hợp vật liệu cọc cát biển –xi măngít hơn hàm lượng xi măng trong hỗn hợp cọc đất-xi măng nhưng vẫn đảm bảo cường độ của cọc cát biển

- xi măng tương đươngvớicường độ cọc đất-xi măng.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)