Phân tích cơ sở khoa học đề xuất phương pháp tính to án

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 103 - 105)

Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát biển-xi măng được phát triển trên cơ sởphương pháp cọc cát vàphương pháp cọc đất-xi măng. Phương pháp cọc cát, về bản chất là phương pháp cải tạo nền, còn phương pháp cọc đất-xi măng là phương pháp gia cố nền. Vì vậy, việc tính toán sức chịu tải vàđộ lún của nền đất yếu xử lý bằng cọc cát biển-xi măng có thể vận dụng phương pháp tính toán như đối với trường hợp cải tạo nền

(cọc cát) vàtrường hợp gia cố nền (cọc đất-xi măng).

3.5.1.1. Tính toán theo trường hợp cải tạo nền (cọc cát)

Phương pháp cọc cát cải tạo nền đất yếu có tác dụng chủ yếu là nén chặt cơ học và cố kết thoát nước của đất nền, nghĩa là cọc cát sẽ chiếm thể tích lỗ rỗng của đất nền và làm cho nước ở trong nền thoát nhanh ra ngoài, kết quả là nền đất yếu được nén chặt, các tính chất cơ lý của đất nền sẽthay đổi theo xu thế tốt lên cho công tác xây dựng. Phương pháp cọc cát biển –xi măng tương tựphương pháp cọc cát vì cũng có tác dụng nén chặt và thoát nước cố kết đất nền. Như vậy, sau khi xử lý nền đất yếu bằng cọc cát hoặc cọc cát biển –xi măng , đất nền có thể xem là một nền đất mới, có thành phần, trạng thái, tính chất cơ lý mới. Vì vậy, việc tính toán sức chịu tải và độ lún của nền được xem như đối với nền tựnhiên. Rõ ràng là, trước khi xử lý, nền đất yếu có thành phần, trạng thái, tính chất cơ lý không đáp ứng được yêu cầu xây dựng, sau khi xử lý, các tính chất cơ lý của nền đất đã được cải thiện đáng kểtheo hướng thuận lợi cho xây dựng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sau khi cải tạo bằng cọc cát, nền đất không thay đổi nhiều về bản chất do cát đưa vào nền và đất nền sau xử lý có thểcoi là môi trường tương đối đồng nhất, còn sau khi xử lý bằng cọc cát biển –xi măng , trong nền sẽ tạo ra các cọc cát biển –xi măng , có cường độcao hơn nhiều cường độ đất nền sau xử lý. Vì vậy, cần xác định hàm lượng xi măng thích hợp để sau khi xử lý, cọc cát biển –xi măng có cường độ không lớn hơn nhiều cường độ của đất nền để có thể coi nền đất yếu đã xửlý như một nền tương đối đồng nhất, giống như nền cọc cát. Hàm lượng xi măng bao nhiêu là thích hợp thì cần phải làm thí nghiệm, xác định cụ thể. Nếu coi nền đất yếu được xử lý bằng cọc cát biển –xi măng như một nền tự nhiên mới thì việc tính toán sức chịu tải và độ lún của nền sẽ theo lý thuyết môi trường biến dạng tuyến tính.

3.5.1.2. Tính toán theo trường hợp gia cố nền (cọc đất-xi măng)

Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc đất-xi măng là dùng máy khoan và các thiết bị chuyên dụng (cần khoan, mũi khoan…) khoan vào đất với đường kính và chiều sâu lỗ khoan theo thiết kế. Trong quá trình khoan, đất trong lỗ khoan không được lấy lên khỏi lỗ khoan mà bị phá vỡ kết cấu, được các cánh mũi khoan nghiền tơi, trộn đều với xi măng (được phun vào liên tục) tạo thành cọc đất - xi măng với đường kính bằng đường kính lỗ khoan. Hỗn hợp đất-xi măng sau khi đông cứng tạo thành cọc đất-xi măng, có cường độ phụ thuộc vào hàm lượng xi măng đưa vào. Phương pháp cọc cát biển - xi măng cũng giống phương pháp cọc đất-xi măng nếu hàm lượng xi măng trong

hỗn hợp cát biển - xi măng đủ lớn. Vì vậy, tính toán sức chịu tải và độ lún của nền xử lý

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)