Phân chia cấu trúc nền đất yếu tuyến đường ven biển Hải Phòng – Nam Định

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 63)

chi phối của điều kiện tồn tại và biến đổi theo không gian phân bố. Đất nguồn gốc biển ít biến đổi theo không gian phân bố, trong khi đất nguồn gốc liên quan đến sông, đầm lầy biến đổi mạnh. Các loại đất yếu có nguồn gốc liên quan đến đầm lầy (mb, amb, ab) có sức chịu tải rất thấp (Ro ≤ 50kPa), tính biến dạng rất lớn, môdun tổng biến dạng rất nhỏ (Eo≤ 3000kPa). Các loại đất có nguồn gốc sông (a), biển (m) và sông-biển (am) có sức chịu tải thấp (Ro = 50kPa ÷ 100kPa), tính biến dạng lớn, môdun tổng biến dạng nhỏ (Eó = 3000kPa ÷ 5000kPa), đây chính là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận án.

2.3. Phân chia cấu trúc nền đất yếu tuyến đường ven biển Hải Phòng – Nam Định Định

Như đã nêu ởchương 1, cấu trúc nền đất yếu là quan hệ sắp xếp trong không gian của các lớp đất nền (bao gồm cả đất yếu) nằm trong vùng tương tác giữa nền và công trình, được đặc trưng bởi sốlượng các lớp đất, tuổi, nguồn gốc, chiều sâu phân bố, chiều dày, đặc điểm về thành phần, cấu tạo, trạng thái và tính chất cơ lý của chúng, đồng thời có xem xét đến tác dụng tương hỗ giữa các lớp đất nền và đặc điểm, quy mô, loại công trình, cường độ, tính chất tác dụng của tải trọng công trình xây dựng trên chúng. Vì vậy, phân chia cấu trúc nền với mục đích nào thì các yếu tốnêu trên cũng cần phải được xem xét.

Như đã nêu ởchương 1, cấu trúc nền đất yếu là quan hệ sắp xếp trong không gian của các lớp đất nền (bao gồm cả đất yếu) nằm trong vùng tương tác giữa nền và công trình, được đặc trưng bởi sốlượng các lớp đất, tuổi, nguồn gốc, chiều sâu phân bố, chiều dày, đặc điểm về thành phần, cấu tạo, trạng thái và tính chất cơ lý của chúng, đồng thời có xem xét đến tác dụng tương hỗ giữa các lớp đất nền và đặc điểm, quy mô, loại công trình, cường độ, tính chất tác dụng của tải trọng công trình xây dựng trên chúng. Vì vậy, phân chia cấu trúc nền với mục đích nào thì các yếu tốnêu trên cũng cần phải được xem xét. vụ xây dựng tuyến đường đảm bảo ổn định theo thời gian và hiệu quả về kinh tế.

2.3.2. Nguyên tắc phân chia

Cho đến nay, việc phân chia cấu trúc nền đất yếu chưa có một nguyên tắc chung nào được để xuất nhưng vềcơ bản, các nhà khoa học đều thống nhất là phải dựa vào các yếu tố của cấu trúc nền đất yếu. Tùy theo mục đích phân chia và theo quan điểm riêng, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một nguyên tắc phân chia cấu trúc nền, miễn là phù hợp với thực tiễn, thuận tiện trong sử dụng và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Với mục đích làm cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý nền đất yếu phù hợp, các yếu tố của cấu trúc nền đất yếu được nghiên cứu sinh dựa vào để phân chia gồm: chiều sâu giới hạn để phân chia cấu trúc nền; tuổi, nguồn gốc đất nền; đặc điểm địa chất thủy văn; đặc điểm địa

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu tuyến đường giao thông ven biển đoạn từ Hải Phòng đến Nam Định và đề xuất giải pháp xử lý nền bằng cọc cát biểnxi măng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)