Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương trong nước

chủ động, tính tích cực của hộ nghèo được thể hiện thông qua ý thức vươn lên tự thoát nghèo của họ. Nếu không có sự chủ động này thì mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài cho giảm nghèo sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí còn có tác dụng tiêu cực đó là tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, thụ động trong vươn lên thoát nghèo.

b) Các yếu tố khách quan

- Cơ chế chính sách của nhà nước, của địa phương

Để thực hiện giảm nghèo thì Nhà nước đóng vai trò là nhân tố quan trọng và quyết định. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo từ việc xây dựng chủ trương, ban hành các chính sách, xây dựng cơ chế điều hành, tạo nguồn vốn và tổ chức thực hiện. Để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, các chính sách và nguồn lực phải được công khai, minh bạch, hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả; chuyển dần từ hình thức hỗ trợ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, hoặc có thu hồi, để người nghèo có ý thức bảo toàn vốn, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Nguồn lực xóa đói giảm nghèo

Muốn thực hiện thành công công tác giảm nghèo thì nhất thiết cần phải có nguồn lực dành cho công tác này. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước thì công tác xã hội hóa hoạt động giảm nghèo, đặc biệt là xã hội hóa về nguồn lực, nhân lực và vật lực ngày càng đóng vai trò quan trọng. Cùng với sự chia sẻ trách nhiệm xã hội của mọi người dân trong việc trợ giúp người nghèo thì sự đồng thuận, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc giảm nghèo của Việt Nam.

1.2. Cơ sở thực tiễn về giảm nghèo

1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương trongnước nước

Định Hoá là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 268. Huyện có phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); phía Tây giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang). Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Định Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả chương trình. Theo đó tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 24,62% năm 2016 xuống còn 9,7% năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm được 14,92% trong giai đoạn 2016-2019, tương ứng giảm được 3,73%/năm. Số hộ nghèo tương ứng đã giảm từ 6.428 hộ năm 2016 xuống còn 2.570 hộ năm 2019, tức là đã giảm được 3.858 hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2019. Để đạt được những kết quả trên, huyện Định Hóa đã triển khai một số giải pháp sau:

- Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, Ban Quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã được thành lập, kiện toàn thường xuyên, phù hợp với quy định của từng giai đoạn và tình hình thực tế. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các Hội, đoàn thể đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn, các chương trình hỗ trợ để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

- Huyện chú trọng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về công tác xóa đói giảm nghèo, qua đó khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế gia đình.

- Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả, huyện Định Hóa đã chỉ đạo các địa phương rà soát, điều tra, xác định chính xác đối tượng thụ hưởng chính sách bảo đảm tính minh bạch, đúng quy định, đúng đối tượng, từ đó hỗ trợ tạo

điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất nhằm khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng...Cùng với đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn cách sản xuất, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ để người dân áp dụng vào phát triển kinh tế nhằm xóa nghèo nhanh và bền vững.

- Chú trọng công tác đào tạo và tạo việc làm. Trong giai đoạn 2016- 2019 đã tổ chức 42 lớp đào tạo nghề cho 1.038 lao động nông thôn, trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Tạo việc làm mới cho 8.948 lao động, trong đó: lao động trong tỉnh là 5.076 người; ngoài tỉnh là 2.914 người; xuất khẩu lao động là 549 người; chương trình khác là 409 người.

- Xác định nông lâm nghiệp là lĩnh vực kinh tế chủ lực, các ban, ngành chuyên môn của huyện đã phối hợp với các địa phương chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng dẫn người dân thâm canh, tăng vụ nhằm tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Để triển khai các mô hình sản xuất một cách hiệu quả, các cấp, ngành, đoàn thể trong huyện đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn. Sau nhiều năm đồng hành cùng người nghèo trên địa bàn, Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện giải ngân hàng trăm tỷ đồng thông qua các chương trình cho vay ưu đãi, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, người dân còn được tham gia vào các buổi tư vấn, trao đổi kinh nghiệm để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã có không ít hộ thoát nghèo một cách bền vững, hạn chế tối đa trường hợp người dân vay vốn về sử dụng không đúng mục đích, hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp dẫn đến gặp khó khăn khi hoàn trả vốn vay.

Huyện Yên Mô nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư, phía Tây Bắc giáp thị xã Tam Điệp, phía Tây Nam giáp huyện Nga Sơn và Hà Trung (Thanh Hoá), phía Đông Nam giáp huyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Khánh. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, các chính sách giảm nghèo như chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, nhà ở, tín dụng, hỗ trợ phát triển sản xuất…được huyện Yên Mô triển khai đồng bộ, qua đó giúp người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo, cận nghèo. Nếu như đầu năm 2016, huyện Yên Mô có 4.796 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,4% thì đến cuối năm 2019, huyện chỉ còn 937 hộ nghèo, chiếm 2,4%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 11%, số hộ nghèo giảm 3.859 hộ so với đầu năm 2016. Để đạt được những kết quả trên, huyện Yên Mô đã triển khai một số giải pháp sau:

- Xác định công tác giảm nghèo luôn là chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, huyện Yên Mô đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo bền vững, xem đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức Hội, đoàn thể, nhằm khơi dậy tiềm năng, phát huy thế mạnh, điều kiện của từng hộ nghèo, cùng với sự trợ lực của toàn xã hội, tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp cho hộ nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vươn lên thoát nghèo.

- Ngay từ đầu năm các xã trên địa bàn huyện đã phân tích nguyên nhân nghèo để phân loại đối tượng và có hướng hỗ trợ phù hợp. Công tác tuyên truyền được mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thực hiện tốt, nhờ đó giúp cho người nghèo loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của nhà nước mà tự có ý thức lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững

- Một trong những giải pháp chiến lược trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Mô là chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy chính quyền và nhân dân. Trong giai đoạn 2016-2019, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho 10.313 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở hộ nghèo, hộ xuất khẩu lao động…với tổng số tiền 299.750 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện cho các hộ nghèo tham gia các mô hình, dự án phát triển chăn nuôi. Hiện có 45 hộ nghèo thực hiện mô hình chăn nuôi bò với tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và vốn đối ứng của gia đình là 762 triệu đồng; 77 hộ nghèo, cận nghèo phát triển mô hình nuôi gà ri lai thả vườn với tổng kinh phí 406 triệu đồng.

- Nhằm tạo sinh kế cho các hộ nghèo, công tác tư vấn, hỗ trợ giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động cho người nghèo trên địa bàn huyện được quan tâm thực hiện. Trong giai đoạn 2016-2019, huyện đã tổ chức 8 hội nghị tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động và giới thiệu việc làm cho trên 1.600 lao động trên địa bàn tham gia; mở 15 lớp dạy nghề cho trên 600 lao động nông thôn với kinh phí trên 700 triệu đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, qua đó góp phần tạo việc làm mới cho trên 8.000 lao động nông thôn trên địa bàn.

- Để đảm bảo việc thực hiện cấp thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được kịp thời, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định. Trong giai đoạn 2016-2019, đã có 34.976 người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ BHYT, với kinh phí trên 20 tỷ đồng; đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ BHYT. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ cho trên 80.000 người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp mua thẻ BHYT.

- Trên cơ sở điều tra tình hình đói nghèo hàng năm, Đảng bộ và chính quyền huyện tìm mọi biện pháp như huy động nguồn trợ giúp từ các ngành, các cơ quan, phát động ủng hộ Quỹ vì người nghèo của huyện để giúp đỡ các hộ nghèo có vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, có tư liệu để sản xuất, học tập kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế điển hình.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

- Trong công tác giảm nghèo, tuy Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên. Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

- Cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.

- Cần quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người nghèo. Bởi chỉ có việc làm, chỉ có lao động mới giúp người nghèo tạo ra thu nhập để tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.

- Giúp đỡ các hộ nghèo tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Nguồn vốn vay có vai trò rất quan trọng để người nghèo có vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi đã tiếp cận được nguồn vốn vay thì hiệu quả sử dụng vốn là điều rất quan trọng. Do đó, các cơ quan, ban ngành của huyện cần có sự hỗ trợ kịp thời về kiến thức làm ăn để giúp người nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2016-2019 được thực hiện như thế nào?

- Hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2016-2019 đã đạt được những kết quả gì? Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của các hạn chế?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai?

- Để đẩy mạnh chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo về thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, cụ thể là:

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai năm 2016, 2017, 2018, 2019; kế hoạch thực hiện năm 2017, 2018, 2019, 2020 của UBND huyện Si Ma Cai.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Si Ma Cai của UBND huyện Si Ma Cai.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của UBND huyện Si Ma Cai.

- Mục tiêu: Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ các hộ nghèo về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Đây là những đánh giá khách quan quan trọng về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Đối tượng điều tra: Là các hộ nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Số mẫu điều tra: Tại thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn huyện Si Ma Cai có 1.221 hộ nghèo, do tổng thể lớn nên tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2)

Trong đó: n - quy mô mẫu N - số lượng tổng thể e - sai số chuẩn

Chọn khoảng tin cậy là 95%, mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n = 1.221/(1+1.221*0,052) = 301 => quy mô mẫu tối thiểu là 301 mẫu. Trên địa bàn huyện có 13 xã, mỗi xã tác giả điều tra, khảo sát 25 hộ, tổng số hộ điều tra, khảo sát là 325 hộ.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm 2 phần, trong đó phần I nêu các thông tin chung về người được phỏng vấn; phần II là nội dung đánh

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w