5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo
- Hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giảm nghèo
Công tác kiểm tra, giám giát được quan tâm thực hiện, hàng năm Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện, HĐND huyện, UBMTTQ huyện tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện thành lập 02 đợt kiểm tra/năm, giám sát thực hiện các chính sách đối với người nghèo trên địa bàn huyện, hướng dẫn các xã thực hiện tự đánh giá, giám sát kết quả của từng năm và đánh giá giữa kỳ, có báo cáo cụ thể gửi Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, cấp tỉnh.
Để các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo đạt kết quả cao nhất, huyện Si Ma Cai đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở phân công theo dõi, chỉ đạo thực hiện của thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chương trình, chính sách, dự án tại các xã, hướng dẫn thực hiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, kịp thời phát hiện và khắc phục các sai sót từ khâu rà soát đánh giá, phân bổ nguồn lực và thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, căn cứ quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, Huyện đã duy trì chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch, chương trình. Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình, chính sách có hiệu quả.
63
Chỉ đạo giảm nghèo huyện Si Ma Cai đã có nhắc nhở đối với 04 xã về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành; nhắc nhở đối với 03 xã về công tác triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại địa phương (hỗ trợ 1 số dự án không đúng đối tượng thụ hưởng; triển khai chính sách còn chậm).
- Đánh giá chung về việc thực hiện các chính sách giảm nghèo
+ Thuận lợi: được sự quan tâm chỉ đạo tập trung, sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai và các ban ngành đoàn thể trong tỉnh đối với việc xây dựng huyện vùng cao biên giới, một trong ba huyện nghèo nhất tỉnh và cả nước. Thông qua các chương trình, dự án bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nên kết cấu hạ tầng được xây dựng, các công trình đã và đang phát huy tác dụng trong việc thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo.
+ Khó khăn: còn nhiều hộ nghèo không tham gia vào các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo, chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Một số chương trình, dự án giao vốn chậm nên không đảm bảo tiến độ thực hiện và mục tiêu đề ra.