5. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo
a) Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo
Trong giai đoạn 2016-2020, công tác triển khai, quán triệt thực hiện Chương trình giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện. UBND huyện Si Ma Cai đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện Si Ma Cai do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện làm Phó Trưởng ban, các thành viên tham gia Ban Chỉ đạo giảm nghèo là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện; phân công các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các xã, đồng thời các cơ quan thành viên trực tiếp phụ trách các lĩnh vực thuộc thẩm quyền theo quy định; xây dựng kế hoạch giảm nghèo, đề ra các mục tiêu, giải pháp để giảm nghèo và triển khai tổ chức thực hiện trong toàn huyện.
b) Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai
- Huyện Si Ma Cai xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Si Ma Cai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 với 4 Chương trình, 12 Đề án trọng tâm của Đảng bộ huyện và Đề án số 09-ĐA/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, UBND huyện đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 47-KH/HU ngày 27/6/2016 để triển khai thực hiện đề án về giảm nghèo bền vững của huyện Si Ma Cai giai đoạn 2016-2020.
- Phân công cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững phụ trách từng thôn, bản để kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với UBND các xã lồng ghép các hoạt động chuyên môn thực hiện chương trình, dự án góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, đồng thời chỉ đạo tổ chức tuyên truyền các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân để nắm bắt và triển khai thực hiện, nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo. Huyện Si Ma Cai đã ban hành một số Văn bản liên quan để tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu chương trình giảm nghèo trên địa bàn, đó là:
+ Văn bản số 532/UBND-TCKH ngày 26/6/2017 của UBND huyện Si Ma Cai về việc hướng dẫn thủ tục chuẩn bị đầu tư các công trình thực hiện theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP trên địa bàn huyện Si Ma Cai;
+ Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 của UBND huyện Si Ma Cai về việc thành lập Tổ công tác giúp xã thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trên địa bàn huyện Si Ma Cai;
+ Quyết định thành lập Ban Quản lý xã thực hiện Chương trình MTQG theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP cho các xã trên địa bàn huyện;
tiêu tạo việc làm và giảm nghèo cho từng năm; thống kê, báo cáo số lượng hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020; kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo cho từng năm; điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cho từng năm.
- Chỉ đạo các xã thực hiện tốt Nghị quyết 22-NQ/TU ngày 11/11/2014 của Tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020.
c) Thực hiện tuyên truyền về chương trình giảm nghèo
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền là hoạt động hết sức cần thiết để triển khai có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai giai đoạn 2016 – 2020. Nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền về giảm nghèo trong giai đoạn này là giúp cán bộ, người dân, đặc biệt người nghèo hiểu rõ hơn về cách tiếp cận mới về giảm nghèo - đó là giảm nghèo đa chiều. Khái niệm giảm nghèo đa chiều được Liên hợp quốc đề cập chính thức trong tuyên bố vào tháng 6/2008. Theo đó, nghèo được đo lường không chỉ bằng nhóm tiêu chí thu nhập mà bằng cả nhóm tiêu chí phi thu nhập, bao gồm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và thông tin. Cho đến nay, đã có trên 32 nước tiếp cận phương pháp nghèo đa chiều thay cho phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều. Có thể nói, phương pháp tiếp cận giảm nghèo đa chiều là một thay lớn trong quan điểm về công tác giảm nghèo. Với cách tiếp cận mới về giảm nghèo, huyện Si Ma Cai xác định, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm góp phần thay đổi nhận thức về giảm nghèo của cán bộ, chính quyền các cấp và người dân. Với nhận thức đó, huyện Si Ma Cai đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền về giảm nghèo như sau:
- Công tác chỉ đạo được quan tâm thực hiện nghiêm túc với gần 50 văn bản các loại được Thường trực và các cơ quan giúp việc của Huyện ủy ban hành trong tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, tiêu biểu như việc rà soát, ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, trong đó đã bổ sung thành viên Hội đồng giáo dục, phổ biến pháp luật
của huyện trong thực hiện công tác tuyên truyền; các kế hoạch về tuyên truyền, vận động thực hiện chương trình giảm nghèo.
- Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Huyện ủy Si Ma Cai thường xuyên phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các cơ quan đoàn thể huyện trong việc đi dự, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên truyền giảm nghèo tại 13 xã; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc hệ thống đoàn, hội cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền; hướng dẫn Ban tuyên vận các xã thực hiện tốt công tác phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động và nắm tình hình đời sống, sản xuất của nhân dân.
- Huyện Si Ma Cai tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hội nghị tập huấn tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững cho cán bộ các phòng, ban, các địa phương và cán bộ làm công tác giảm nghèo địa bàn huyện. Đồng thời, chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Si Ma Cai đẩy mạnh tuyên truyền về giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều. Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Dưới sự chỉ đạo đó, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Si Ma Cai đã thực hiện xây dựng và phát các phóng sự, tin, bài tuyên truyền về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội, tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Lào Cai đến với nhân dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai.
- Xây dựng băng rôn, pano truyền thông về giảm nghèo ở các vị trí công cộng, tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo với nhân dân nhằm nâng cao nhận thức đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; phát hành tài liệu về công tác giảm nghèo, tờ rơi tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm.
- Chỉ đạo Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên thực hiện tuyên truyền, vận động, động viên để hội viên, đoàn viên, hộ nghèo, hộ cận nghèo hiểu biết về chủ trương giảm nghèo bền vững, nhằm thay đổi và chuyển biến về nhận thức trong giảm nghèo hàng năm, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Tổ chức phối hợp tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của các xã, các thôn, tại các hội nghị nhân dân trong thôn, cụm dân cư, tại hội nghị các chi hội, đoàn thể ở cơ sở lồng gép đưa nội dung giảm nghèo xây dựng nông thôn mới vào sinh hoạt.
- Phối hợp tuyên truyền, vận động, động viên nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện giảm nghèo bền vững. Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân, thương yêu đùm bọc trong các thôn xóm, cụm dân cư phát huy tinh thần tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng, trong dòng họ nhằm giúp nhau khắc phục khó khăn giảm nghèo gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới” và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”.” Nhìn chung, việc thành lập các Ban Chỉ đạo thực hiện chương tình giảm