Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo về thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, cụ thể là:

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai năm 2016, 2017, 2018, 2019; kế hoạch thực hiện năm 2017, 2018, 2019, 2020 của UBND huyện Si Ma Cai.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Si Ma Cai của UBND huyện Si Ma Cai.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của UBND huyện Si Ma Cai.

- Mục tiêu: Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ các hộ nghèo về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Đây là những đánh giá khách quan quan trọng về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Đối tượng điều tra: Là các hộ nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Số mẫu điều tra: Tại thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn huyện Si Ma Cai có 1.221 hộ nghèo, do tổng thể lớn nên tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2)

Trong đó: n - quy mô mẫu N - số lượng tổng thể e - sai số chuẩn

Chọn khoảng tin cậy là 95%, mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n = 1.221/(1+1.221*0,052) = 301 => quy mô mẫu tối thiểu là 301 mẫu. Trên địa bàn huyện có 13 xã, mỗi xã tác giả điều tra, khảo sát 25 hộ, tổng số hộ điều tra, khảo sát là 325 hộ.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm 2 phần, trong đó phần I nêu các thông tin chung về người được phỏng vấn; phần II là nội dung đánh giá công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Thang đo của phiếu điều tra: Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: “Rất không đồng ý”; Bậc 2: “Không đồng ý”; Bậc 3: “Phân vân”; Bậc 4: “Đồng ý”; Bậc 5: “Rất đồng ý”.

Bảng 2.1: Thang đo Likert Đ bình Rất k K đ

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

- Thời gian điều tra, phỏng vấn: Từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020.

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 35 - 37)