Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 100 - 107)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.5.Một số giải pháp khác

- Tiếp tục thực hiện rà soát, đánh giá hệ thống chính sách giảm nghèo, trên cơ sở đó lồng ghép các chính sách, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với tiêu chí cụ thể như đối tượng, địa bàn, thời gian thụ hưởng; đảm bảo tính hiệu quả của chính sách và tính khả thi trong bố trí nguồn lực thực hiện; tích hợp một số chính sách hiện đang trợ cấp bằng tiền mặt thành một gói trợ cấp có điều kiện để giảm đầu mối cơ quan quản lý, chi trả và tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian, thủ tục, chi phí đi lại,.. cho đối tượng thụ hưởng khi nhận trợ cấp.

90

tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; chú trọng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi là đặc sản bản địa, có giá trị hàng hóa và có hiệu quả cao.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lồng ghép các chương trình xóa đói giảm nghèo để triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã giao tới từng xã, phối hợp chặt chẽ với các xã trong việc xây dựng kế hoạch của cơ quan mình với các dự án trên từng địa bàn.

- Thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Bố trí đủ nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị thiếu đói lương thực, những hộ gặp tai nạn, rủi ro, thiên tai. Chủ động có phương án giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa trên diện rộng trên địa bàn toàn huyện.

91

KẾT LUẬN

Đề tài “Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai trong giai đoạn 2016-2019, từ đó đề xuất những giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai đến năm 2025. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, gồm: Lý luận chung về nghèo và chuẩn nghèo tại Việt Nam (khái niệm về nghèo, nghèo đa chiều; chuẩn nghèo tại Việt Nam; nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Việt Nam); Lý luận chung về giảm nghèo (khái niệm về giảm nghèo; vai trò của chương trình giảm nghèo; những thách thức trong giảm nghèo hiện nay; nội dung công tác giảm nghèo ở cấp huyện; các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo). Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Thông qua việc phân tích thực trạng giảm nghèo trên địa bàn Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2016-2019, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó làm cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp giảm nghèo ở nội dung chương 4.

- Xuất phát từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác giảm nghèo, dựa vào mục tiêu thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2021 – 2025, tác giả đưa ra một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2025, gồm: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác giảm nghèo; Tăng cường quản lý nhà nước đối với nhóm chính sách về hỗ trợ, tăng thu nhập cho hộ nghèo; Tăng cường quản lý nhà nước đối với nhóm chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả rà soát hộ nghèo hàng năm; Một số giải pháp khác

92

1. Đối với Trung ương

KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Trung ương xem xét, cân đối đủ nguồn lực cho từng chính sách của đề án, đặc biệt vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Đề nghị Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách đặc thù, ví dụ như chính sách ưu đãi về y tế; chính sách chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững...

- Đề nghị Trung ương nghiên cứu, ban hành hướng dẫn chi tiết để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn.

2. Đối với tỉnh Lào Cai

- Đề nghị UBND tỉnh bố trí vốn để thanh toán cho các công trình đã quyết toán và bàn giao, hỗ trợ đầu tư thêm các công trình vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại nuôi gia súc để thu hút nhân dân chăn nuôi và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến chính sách và công tác bảo vệ môi trường, công tác duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư góp phần vào việc hiệu quả sau đầu tư cơ sở hạ tầng phát huy tối đa. Đối với các công trình thuộc xã đại diện chủ đầu tư cần bổ sung phần giám sát thi công để đảm bảo kinh phí cho cán bộ giám sát công trình.

- Đề nghị UBND tỉnh xem xét chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo.

- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo phân khai nguồn vốn hỗ trợ ngay từ đầu năm để UBND huyện tổ chức thực hiện vì sản xuất nông lâm nghiệp có tính thời vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Nguyên Anh (2015), Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn, Bài viết trên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ngày 13/11/2015.

2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015), Đề án chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 09 năm 2012 về Hướng dẫn Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.

4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 9 năm 2012.

5. Bộ LĐ-TB&XH (2011), Tài liệu hướng dẫn truyền thông giảm nghèo ở cấp huyện, tỉnh, thành phố.

6. Bộ Tài chính, Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 12 năm 2014 Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

7. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.

8. UBND huyện Si Ma Cai (2017-2019), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai năm 2017, 2018, 2019; kế hoạch thực hiện năm 2018, 2019, 2020.

9. UBND huyện Si Ma Cai (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Si Ma Cai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. UBND huyện Định Hóa (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Định Hóa.

11. UBND huyện Yên Mô (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Yên Mô.

12. UBND huyện Si Ma Cai (2019), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”. Tôi cam kết các thông tin cá nhân của Quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:………...………... 2. Địa chỉ:

Thôn (bản):...Xã:... Huyện: Si Ma Cai Tỉnh: Lào Cai

II. Thông tin phỏng vấn

Ông (bà) hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: 1: “Rất không đồng ý”; 2: “Không đồng ý”; 3: “Phân vân”; 4: “Đồng ý”; 5: “Rất đồng ý”. T T N lấ Khoanh tròn 1 lựa chọn phù 1 C ô n g tá 1 2 3 4 5 2 C á n b ộ 1 2 3 4 5 3 Các c hí 1 2 3 4 5 4 Cô n g 1 2 3 4 5

5 C ô n g tá 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 100 - 107)