Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma

Ma Cai, tỉnh Lào Cai

a) Các yếu tố chủ quan

- Sự phối hợp của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo

Các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới, có sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể ở các cấp khác nhau. UBND huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo UBND các xã thực hiện. UBND các xã tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện xuống các thôn bản và hộ gia đình. Hàng năm để sơ kết và tổng kết thực hiện các chương trình đều có sự tổng hợp, báo cáo từ cơ sở lên cấp trên để tổng kết

73

rút kinh nghiệm cho triển khai thực hiện các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở các cấp. Thực hiện kinh phí bảo trợ xã hội có sự phối hợp thực hiện giữa phòng Lao động, Thương binh và xã hội với Bảo hiểm xã hội. Hỗ trợ phát triển sản xuất về giống cây trồng, vật nuôi có sự phối hợp thực hiện giữa phòng Nông nghiệp, trạm Thú y và phòng Khuyến nông. Bảo lãnh cho người nghèo vay vốn có các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…Sự phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở các cấp đã giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo tại huyện Si Ma Cai nhanh và bền vững hơn.

- Ý thức vươn lên thoát nghèo

Qua thực tiễn triển khai công tác giảm nghèo cho thấy, phần lớn các hộ nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận hộ nghèo vẫn chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, vẫn còn tư tưởng trồng chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước và chính quyền địa phương. Trong thời gian tới, huyện Si Ma Cai cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

b) Các yếu tố khách quan

- Cơ chế chính sách của nhà nước, của địa phương về giảm nghèo

Trong giai đoạn 2016-2019, UBND huyện Si Ma Cai đã tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách, các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước. Đó là chương trình 135 của chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; Chính sách hỗ trợ về y tế; Chính sách hỗ trợ về giáo dục; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ theo quyết định 102 cho người nghèo...Những chính sách, chương trình, dự án này khi được triển khai thực hiện đã cải thiện đáng kể các công trình hạ tầng giao thông, kiên cố hóa

74

kênh mương thủy lợi, trường học, trạm y tế, đường điện. Bên cạnh đó còn hỗ trợ người nghèo có vốn, có công cụ sản suất như hỗ trợ giống vật nuôi (trâu, bò cái sinh sản, lợn, dê, gà), hỗ trợ phát triển sản xuất về giống cây trồng (lúa, ngô, cây ăn quả...). Đây là cơ sở quan trọng, là điều kiện cần thiết để người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai thoát nghèo.

- Nguồn lực xóa đói giảm nghèo

Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Si Ma Cai đã huy động mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn đầu tư cho các chính sách của Chương trình giảm nghèo và tập trung cho những chính sách có tác động trực tiếp nhất, như sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; tăng nguồn vốn tín dụng với thời hạn vay phù hợp với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm; dạy cách làm ăn từ những mô hình thoát nghèo có hiệu quả bền vững. Tuy nhiên, nguồn lực huy động được từ dân cư, từ các doanh nghiệp trên địa bàn còn rất hạn chế, điều này tạo áp lực lên ngân sách Nhà nước cấp cho công tác giảm nghèo hàng năm.

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 83 - 85)