5. Kết cấu của đề tài
3.1.3. Đánh giá chung về huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
3.1.3.1. Thuận lợi
- Đảng, Nhà nước, Chính phủ và tỉnh Lào Cai đã có những chủ trương, chính sách đầu tư cho vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là Nghị Quyết 22-NQ/TU ngày 11/11/2014 của Tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020, đây là điều kiện thuận lợi để huyện Si Ma Cai phát triển kinh tế xã hội nói chung, cho công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện nói riêng.
- Cán bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn phát huy truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo cùng lợi thế về tiềm năng đất đai, khí hậu sẽ tạo ra động lực quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.1.3.2. Khó khăn
- Tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, sản xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường chưa bền vững, tích lũy nội lực nền kinh tế còn thấp, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng lớn nhưng nguồn lực chủ yếu lại phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh Lào Cai, nguồn lực của huyện cũng như nguồn lực xã hội hóa huy động được rất thấp. Điều này gây ra sự
mất chủ động cũng như gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường như rét đậm, rét hại, hạn hán, giông lốc, mưa đá, mưa lớn kéo dài gây ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Trình độ dân trí còn hạn chế, khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm.
- Trên địa bàn huyện có 15 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận nhận thức xã hội còn hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói chung, cho công tác giảm nghèo bền vững nói riêng.