Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.1.Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác

tác giảm nghèo

Chương trình giảm nghèo là một nội dung cơ bản, trọng yếu của an sinh xã hội, có tác động to lớn và tích cực góp phần bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an ninh và an toàn xã hội của đất nước. Đồng thời, là một nét đặc trưng thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, thể hiện năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, biểu dương sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư về chương trình giảm nghèo là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác giảm nghèo, huyện Si Ma Cai cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội, khích lệ và khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo, hạn chế thấp nhất tình trạng trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo của một bộ phận dân cư.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo ở cấp huyện và xã; xây dựng quy chế làm việc cụ thể, phân công các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo bám

82

sát mục tiêu chương trình; phụ trách theo dõi cơ sở, tổ chức hướng dẫn thực hiện đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; thực hiện tốt công tác chế độ báo cáo theo định kỳ. Các thành viên Ban chỉ đạo phải chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện về nhiệm vụ được giao.

- Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch để lồng ghép Chương trình giảm nghèo của huyện. Tăng cường công tác phối, kết hợp để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả, tổ chức thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cấp xã, xóm, tổ dân phố (ít nhất mỗi năm 1lần/1người) để nhằm nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở.

- Kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân kể cả hộ nghèo sử dụng các nguồn vốn ưu đãi, những hỗ trợ của Nhà nước dành cho hộ nghèo không đúng mục đích, làm thất thoát tài sản, tham ô, lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện cho đến các xã, thị trấn để thường xuyên vận động các cấp hội, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân cùng tham gia vào công tác giảm nghèo.

- Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Khơi dậy được ý chí vươn tự lên của người nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và cộng đồng.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành, giữa chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; lồng ghép thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát huy có hiệu quả việc xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Tạo sự quyết tâm cao nhất ở tất cả các cấp, các ngành để nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò, trách nhiệm và tác động của công tác giảm nghèo đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

83

Một phần của tài liệu Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai (Trang 92 - 94)