0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI (Trang 41 -44 )

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Si Ma Cai được thành lập ngày 15/11/1966 trên cơ sở chia tách huyện Bắc Hà thành hai huyện mới là Bắc Hà và Si Ma Cai, nhưng đến đầu năm 1967, huyện mới đi vào hoạt động. Khi đó, toàn huyện có 17 xã với trên 10.000 nhân khẩu, gồm 15 dân tộc cùng chung sống. Năm 1979, huyện Si Ma Cai lại hợp nhất với huyện Bắc Hà như trước đây. Đến năm 2000, huyện Si Ma Cai được tái lập trở lại, gồm 13 xã, 98 thôn, bản, với trên 28.000 người. Huyện Si Ma Cai nằm ở phía đông bắc tỉnh L ào C a i , cách t h à n h p h ố L à o Cai khoảng 95 km, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía đông giáp huyện Xí n M ầ n , tỉnh à H G i a n g .

- Phía tây giáp huyện M ư ờ n g K h ư ơ n g .

- Phía nam giáp huyện Bắc H à.

- Phía bắc giáp huyện Mã Qu a n , Châu V ă n S ơ n , tỉnh â n NV a m ,T r u n g Q

uố c v à huyện Mường Khương.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Si Ma Cai là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, độ cao trung bình từ 1200m đến 1800m, cao nhất là 1800m, thấp nhất là 180m, độ dốc trung bình từ 24 – 280. Địa hình huyện Si Ma Cai thuộc khối nông vòm sông Chảy (vùng núi có tuổi cổ nhất so với nền cấu tạo Bắc Bộ), được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dần về phía Bắc với đặc trưng phân tầng độ cao lớn, chia cắt mạnh, nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Các dải núi về cơ bản gồm: mạch núi trung tâm lãnh thổ huyện khởi nguồn từ Đông Nam xã Nàn Sín chạy qua các đỉnh núi có độ cao 1.800m đến 1.630m theo

hướng Đông Bắc - Tây Nam tới điểm cuối cùng thuộc phía Đông Bắc xã Sán Chải. Mạch núi khu Tây Bắc chạy theo hướng vòng cung với hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam. Ngoài ra, ở khu Đông Nam huyện được hình thành bởi phần cuối của các dải núi nhỏ chạy từ Bắc Hà hướng Đông Bắc - Tây Nam.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Về khí hậu: huyện Si Ma Cai nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến khí hậu khá phức tạp, hình thành các tiểu vùng khí hậu khác biệt: vùng khí hậu cận nhiệt đới và vùng khí hậu nhiệt đới không điển hình.

+ Tiểu vùng khí hậu cận nhiệt đới: nằm trên các đài cao trên 800m. Một năm có hai mùa nhưng không có ranh giới rõ rệt. Mùa đông thường lạnh khô kéo dài, nhiệt độ trung bình từ 150C – 170C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ có thể xuống tới 50C – 60C. Mùa hè mát mẻ, nhiệt độ cao nhất không đến 320C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có giông, mưa đá và sương mù thích nghi cho phát triển các cây lâm nghiệp họ lá kim, cây ăn quả nhiệt đới và các cây dược liệu.

+ Tiểu vùng khí hậu nhiệt đới không điển hình: gồm các vùng đất thấp của các xã Lùng Sui, Sán Chải, Nàn Sán, Bản Mế, Nàn Sìn...Đây là vùng khí hậu nhiệt đới, không điển hình, nhiệt độ trung bình khoảng 210C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ có thể lên đến 350C kèm theo mưa nhiều, cường độ mưa cao, bức xạ năng lượng cao. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, độ ẩm không khí trung bình 85%, ít sương mù. Tiểu vùng này thích hợp với cây trồng nông - lâm nghiệp nhiệt đới, thuận tiện cho thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng; đặc biệt là phát triển các cây ăn quả nhiệt đới (UBND huyện Si Ma Cai, 2019).

- Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm đạt mức từ l.300mm đến 2.000mm tập trung vào các tháng 6, 7 và 8. Các tháng còn lại trong năm mưa ít, cường độ không tập trung. Số ngày mưa trong năm khoảng trên 150 ngày (UBND huyện Si Ma Cai, 2019).

- Về độ ẩm: độ ẩm trung bình cả năm khoảng từ 83% - 87%. Về mùa mưa độ ẩm không khí lớn hơn thường từ 85 - 88%. Độ ẩm không khí thay đổi theo từng vùng lãnh thổ của huyện. Vùng núi cao trên 800mm, độ ẩm không khí thấp và hanh khô (UBND huyện Si Ma Cai, 2019).

- Về thủy văn: hệ thống thuỷ văn bao gồm sông Chảy và hệ thống khe suối. Sông Chảy bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa phận Si Ma Cai với tổng chiều dài 43km. Lòng sông hẹp, sâu, sườn dốc và nhiều thác gềnh ít có tác dụng trong giao thông vận tải, phục vụ sản xuất nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phòng thủ biên giới của huyện và khả năng phát triển thuỷ điện. Hệ thống khe suối có nhiều, bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy xuống thung lũng có tác dụng lớn đến dân sinh và khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, nhưng cũng là trở ngại về đi lại của người dân nhất là về mùa mưa. Nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước mưa được lưu giữ. Tuy được phân bố đều khắp trên địa bàn huyện và không bị ô nhiễm. Song, đang trong tình trạng cạn kiệt, đặc biệt là mùa khô do địa hình chia cắt mạnh, hiện tượng Castơ hay xảy ra và hậu quả nặng nề của nạn chặt phá rừng làm nương rẫy. Nước ngầm trữ lượng ít do hiện tượng Castơ tạo ra các hố thoát nước mặt và độ che phủ rừng thấp (UBND huyện Si Ma Cai, 2019).

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Si Ma Cai là 23.493,83 ha. Trải qua quá trình Feralit, bào mòn, rửa trôi, bồi tụ, hình thành mùn, trên địa bàn huyện Si Ma Cai có các loại đất sau:

+ Đất mùn đỏ vàng trên đất đá biến chất, loại đá mẹ Firit, tầng dầy 50 - 120cm, có tổng diện tích khoảng 5.324 ha, phân bố rộng trên khắp lãnh thổ.

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất, có khoảng 1.570 ha, phân bố phần thấp ven sông Chảy, loại đất này có tầng dày từ 50 -100cm.

+ Đất đỏ mùn trên đá sét, diện tích khoảng 2.150 ha, thành phần cơ giới thịt nặng.

+ Các loại đất khác: đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa; đất thung lũng dốc tụ trồng lúa; đất phù sa, sông suối; đất mòn, trơ sỏi đá có diện tích 14.449,63 ha (UBND huyện Si Ma Cai, 2019).

- Tài nguyên khoáng sản

Si Ma Cai có các loại vật liệu như đá, sỏi cho khai thác để phục vụ cho các công trình xây dựng, ngoài ra còn có các loại quặng, chì, kẽm, ô xít sắt (Fe202, Fe203) nhưng ở dưới dạng quặng phân tán chữ lượng không lớn. Hiện nay, huyện đang duy trì cơ sở khai thác chì - kẽm ở xã Bản Mế; triển khai khai thác sắt tại Sán Chải, Cán Cấu; khai thác cát xây dựng ở xã Bản Mế; đá ở xã Si Ma Cai, xã Sín Chéng và một số xã khác (UBND huyện Si Ma Cai, 2019).

- Tài nguyên du lịch

Si Ma Cai nằm trên thượng nguồn sông Chảy, có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành. Vùng đất này được bao bọc bởi nhiều dãy núi đá vôi, đá tai mèo trùng điệp, hùng vĩ. Cùng với thiên nhiên, điều làm nên sự hấp dẫn của Si Ma Cai chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Si Ma Cai có các làng văn hóa độc đáo như Cán Chư Sử, Bản Giáng, Say Sán Phìn. Đồng bào các dân tộc Thu Lao, Nùng, H’Mông, Tày…có trang phục, phong tục, tập quán, kiến trúc nhà ở mang bản sắc riêng. Đặc biệt người Mông Hoa ở Si Ma Cai còn lưu giữ được những ngôi nhà trình tường theo kiến trúc kết cấu hai tầng bề thế, hoa văn vô cùng độc đáo. Dựa trên những tiềm năng du lịch, huyện xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện Si Ma Cai là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, phát triển du lịch tại các thôn, bản còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như chợ phiên, trồng hoa tam giác mạch, khám phá sông Chảy và du lịch hang động (UBND huyện Si Ma Cai, 2019).

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI (Trang 41 -44 )

×