5. Kết cấu của đề tài
4.1.1. Phương hướng giảm nghèo đến năm 2025
- Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của các cấp, các ngành trên địa bàn toàn huyện Si Ma Cai. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo cần tập trung vào những xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao trên tinh thần chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm; quyết liệt trong điều hành thực hiện.
- Đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn kết hợp và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn xã và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân; đề ra các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, nâng cao kiến thức tay nghề, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động.
- Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện; đồng thời, lồng ghép các nguồn lực xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo để các hộ yên tâm lao động sản xuất, lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân, giúp cho người nghèo nâng cao nhận thức, ý chí nghị lực vươn lên thoát nghèo. Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở,...
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các xã, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc giúp cơ sở thực hiện có hiệu quả chương trình
80
mục tiêu giảm nghèo. Kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo.
- Đẩy mạnh và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong phong trào tự vươn lên thoát nghèo để phong trào xóa đói giảm nghèo phát triển sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Tổ chức rà soát, điều tra, tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo đúng thời gian quy định.