TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
Chương 2 của luận án phân tích một số các chính sách có phạm vi ảnh hưởng đến mối quan hệ của hạ tầng giao thông và tăng trưởng kinh tế. Phân tích thực trạng của hạ tầng giao thông bao gồm vốn đầu tư giao thông và mật độ đường cao tốc, đồng thời phân tích tương quan mối quan hệ giữa hạ tầng giao thông và tăng trưởng kinh tế.
2.1. Bối cảnh kinh tế và các chính sách phát triển hạ tầng giao thông vận tảiViệt Nam Việt Nam
Giai đoạn 1991-2007, nước ta thu được nhiều thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng GDP bình quân trên 7,5%/năm. Cuối năm 2008 diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới, điểm xuất phát của cuộc khủng hoảng là tại Mỹ với sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng, kéo theo sụt giảm mạnh các chỉ số chứng khoán và sự mất giá tiền tệ. Do sự tham gia sâu rộng của các tổ chức tài chính Mỹ trên thế giới, đặc biệt tại Châu Âu nên kéo theo nhiều các ngân hàng lớn tại Châu Âu gặp khủng hoảng. Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đều bị sụt giá mạnh kéo theo sự sụt giảm chỉ số của các ngành sản xuất.
Theo Nguyễn Văn Tạo (2009), nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng chính qua các kênh: xuất khẩu giảm cả về giá và số lượng đồng thời khủng hoảng kinh tế kéo theo sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài. Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, do sự cắt giảm chi tiêu nên nhu cầu nhập khẩu của thế giới giảm sút, trong khi sức mua trong nước không đủ đáp ứng, kéo theo sự sụt giảm về giá do chênh lệch cung - cầu. Mặt khác, các tập đoàn ưu tiên cân đối và đảm bảo an toàn tài chính nên nhiều hợp đồng đầu tư với nước ngoài không giải ngân được, các dự án đăng ký vốn kinh doanh bị hủy, thu hút đầu tư nước ngoài gặp khó khăn kéo theo các tác động tiêu cực đến mọi mặt cả về kinh tế và xã hội. Một trong những tác động rõ nét của những bất ổn tài chính là kéo theo sự mất giá tiền tệ, giá các mặt hàng trong nước tăng vọt khiến lạm pháp tăng cao.
140 120 100 80 60 40 20 0 CPI 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Hình 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017
Nguồn:Tổng cục Thống kê
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2008 tăng thành 122,97%, mức năm cao nhất trong vòng nhiều năm trước đó, năm 2010 giảm còn 109,19% song tăng vọt lên 118,58% vào năm 2011, CPI năm 2012 vẫn cao ở mức 109,21%. Tính trung bình giai đoạn 2010 - 2012, lạm pháp ở mức 12,33%. Năm 2013 là năm bước ngoặt khi Chính phủ bắt đầu kiềm chế được lạm pháp, giảm dần từ mức 6,6% vào năm 2013 còn 0,63% năm 2015. Tính chung giai đoạn 2013 - 2017, lạm pháp chỉ ở mức 3,5%.
Kinh tế Việt Nam biến động sau năm 2008, theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê (2013): “Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết” và “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011”. Khi có tác động lớn từ “cú sốc” khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế bị tác động kéo dài trong nhiều năm. Năm 2012 có mức tăng GDP thấp nhất và có dấu hiệu hồi phục năm 2013.
Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Đảng và Chính phủ tập trung đề ra các giải pháp để ổn định kinh tế. Cụ thể, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 đưa ra những giải pháp mà chủ yếu là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo đời sống an sinh xã hội đồng thời cắt giảm chi tiêu công, do đó nhiều các công trình, dự án phát triển giao thông đã bị đình trệ. Để giải quyết những mặt tồn tại, ngành GTVT đã tập trung nguồn lực, đề ra các giải pháp mang tính đột phá, đó là tái cơ cấu đầu tư theo những nội dung trọng tâm đã được đề ra trong chiến lược phát triển giao thông. Hàng loạt các chính sách về chiến lược phát triển giao thông2 cho các vùng kinh tế đã được phê duyệt.
Các quy hoạch phát triển theo loại hình giao thông vận tải cũng được ban hành như quy hoạch phát triển GTVT hàng không, quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam” cùng nhiều các chiến lược phát triển giao thông tại các thành phố lớn trên cả nước.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ban hành ngày 16/01/2012 tại Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông như sau:
“Về đường bộ, ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, hoàn thành phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020. Duy tu và nâng cấp để đảm bảo giao thông các tuyến quốc lộ. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có hạ tầng yếu kém trên tuyến đường ven biển gắn với đê biển. Nối thông tuyến đường biên giới phía Bắc, phía Tây, Tây Nam. Nâng cấp một số tuyến giao thông hành lang kinh tế Đông Tây.
Ưu tiên đầu tư trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600 km và đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc.
Về đường sắt, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có. Nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp. Phát triển đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435 m nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Vũng Tàu.
Về đường thuỷ nội địa, nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; tăng chiều dài các đoạn tuyến sông được quản lý khai thác. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến ở đồng bằng Sông Cửu Long
2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại “Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011”;
“Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại “Quyết định số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/01/2011”;
“Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại “Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011”;
“Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại “Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012”.
kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình.
Về cảng biển quốc gia, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại hai cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà).
Về cảng hàng không, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại 5 sân bay quốc tế: Nội Bài, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cam Ranh. Xây dựng cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc. Huy động nguồn vốn ODA và khuyến khích hợp tác công tư để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.”
Hiện nay, theo luật quy hoạch và “Quyết định số 995/QĐ-TTg” ngày 09/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đang tổ chức lập 5 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chính sách đầu tư phát triển giao thông:
Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, khai thác tiềm lực và huy động tổng hợp từ nhiều nguồn để tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển hạ tầng giao thông nói riêng.
Nghị định 77/CP do Chính phủ ban hành ngày 18/6/1997 về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước. Theo đó, tại Điều 2 quy định:
“Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh dịch vụ công cộng theo hình thức hợp đồng B.O.T trong các lĩnh vực sau đây:
1. Quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện;
2. Cầu, cầu cảng, bến cảng biển và cảng sông, bến phà, bến xe;
3. Kho tàng và phương tiện bảo quản hàng hoá, chợ hoặc trung tâm thương mại;” Về nguồn vốn thực hiện, tại Điều 6 quy định:
1. Dự án B.O.T được thực hiện bằng một trong các nguồn vốn sau đây:
- 100% vốn không thuộc ngân sách nhà nước, kể cả vốn vay trong nước và nước ngoài.
- Vốn góp của ngân sách nhà nước và vốn góp của doanh nghiệp, cá nhân, kể cả vốn vay trong nước và ngoài nước.
2. Đối với mỗi dự án B.O.T, vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp B. O.T phải đạt mức tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án B.O.T”
Từ đó, tại Việt Nam, vốn đóng góp đầu tư vào tất cả các loại hạ tầng công cộng có bao gồm cả vốn đầu tư tư nhân. Nhiều dự án hợp tác công - tư PPP (Public - Private Partnership) đã được triển khai, trong đó có nhiều dự án triển khai vào hạ tầng giao thông vận tải.
Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật số 64/2020/QH14 quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Do vậy, thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành, duy trì và phát triển các dự án PPP.
Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế phát triển không tách rời sự phát triển của hạ tầng giao thông. Theo định hướng phát triển giao thông, nhiều các công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành, đặc biệt tại phía Bắc và vùng đồng bằng Sông Cửu Long - khu vực được khẳng định ưu tiên đầu tư trong định hướng phát triển giao thông. Phát triển giao thông nông thôn góp phần đem lại thành công cho việc xây dựng nông thôn mới. GTVT luôn phát huy vai trò quan trọng của tới phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.