Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng giao thông vận tải đến phát triển kinh tế tại việt nam (Trang 75 - 76)

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2008, kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng và có sự khởi sắc vào năm 2013 khi chỉ số lạm pháp được kiểm soát và tăng trưởng GDP có dấu hiệu hồi phục. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, nhiều các công trình, dự án phát triển giao thông đã bị đình trệ. Để giải quyết những mặt tồn tại, ngành GTVT đã tập trung nguồn lực, đề ra các giải pháp mang tính đột phá, tái cơ cấu đầu tư theo những nội dung trọng tâm đề ra trong chiến lược phát triển giao thông. Hàng loạt các chính sách về chiến lược quy hoạch giao thông đã được phê duyệt và phát huy hiệu quả.

Đầu tư cho giao thông vận tải (không tính cho bưu chính chuyển phát) chiếm khoảng 10% vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó vốn đầu tư tập trung cho đường bộ, đường sắt và đường ống, đạt mức 77%. Đầu tư đường thủy có tỉ lệ xấp xỉ 7%, cho kho bãi và hỗ trợ vận tải ở mức 15%. Tỉ lệ đầu tư cho đường hàng không không đáng kể, chỉ khoảng 1%. Xét theo các khu vực kinh tế, đầu tư cho giao thông tại 25 tỉnh miền Bắc chiếm tỉ lệ cao nhất, đạt mức 42%, đầu tư giao thông tại 19 tỉnh miền Nam chiếm tỉ lệ 36%, mức thấp nhất tại Miền Trung.

Xét về kết cấu đường cao tốc, tính đến ngày 31/12/2017, cả nước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên 703 km, trong đó xây dựng tại khu vực từ Quảng Ninh đến Huế chiếm trên 75%. Khu vực ghi nhận nhiều dự án đường cao tốc kết nối Hà Nội với các tỉnh trong vùng như cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội đi Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Hải Phòng. Ngoài ra nhiều đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam đã và đang xây dựng góp phần tăng tính kết nối giữa các vùng miền trên cả nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng giao thông Việt Nam vẫn còn tồn tại hạn chế như quá tải hạ tầng, hạ tầng chưa đồng bộ, hạ tầng xấu và yếu, các vấn đề về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, các vấn đề phát sinh dẫn đến bị đội vốn, thiếu vốn, kéo dài dự án,… Những khó khăn còn tồn tại gây cản trở cho việc phát triển hạ tầng quốc gia.

Cùng với sự phát triển kinh tế, ngành Giao thông vận tải đã và đang “phát huy truyền thống đi trước mở đường, tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, quyết liệt hành động vì lợi ích của người dân và cộng đồng doanh nghiệp”.

Được sự quan tâm và sự phối hợp của toàn xã hội, giao thông Việt Nam đang từng bước thay đổi, tạo diện mạo mới ngày càng hiện đại hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

61

CHƯƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Chương 3 của luận án sử dụng hai nhóm mô hình, mỗi nhóm bao gồm mô hình dữ liệu mảng và dữ liệu mảng không gian để làm rõ vai trò của hạ tầng giao thông đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể như sau: (i) Nhóm thứ nhất bao gồm các mô hình đánh giá tác động của vốn đầu tư giao thông tới tăng trưởng kinh tế, xét trên cả nước và xét riêng trên các khu vực. Ngoài ra, luận án đánh giá gộp vốn đầu tư giao thông và đánh giá tách biệt tác động của các loại hình giao thông (đường bộ, đường thủy, kho bãi hỗ trợ vận tải và đường hàng không). (ii) Nhóm thứ hai bao gồm các mô hình đánh giá tác động của mật độ đường cao tốc tới tăng trưởng kinh tế, xét trên cả nước và xét riêng trên các khu vực. Tổng hợp, phân tích và kết luận chương.

Một phần của tài liệu Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng giao thông vận tải đến phát triển kinh tế tại việt nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w