Chương 3 của luận án đã phân tích tác động của vốn đầu tư cho giao thông tại Việt Nam, sau đó xét riêng trên các miền Bắc - Trung - Nam, đồng thời nghiên cứu phân tách để so sánh tác động của các loại hình vốn đầu tư giao thông (vốn đường sắt, đường bộ và đường ống; vốn đường thủy; vốn đường hàng không, vốn kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải) tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Kết hợp với biến giả thời gian choo giai đoạn sau năm 2012 trong giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ 2010 đến 2017, kết hợp mô hình ước lượng cùng các yếu tố về quy mô, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
97
Chương 3 tiếp tục đánh giá tác động của mật độ đường cao tốc đến kinh tế tại Việt Nam, kết hợp biến giả thời gian (year dummy) và quy mô, chất lượng nhân lực. Ngoài ra nghiên cứu phân tách tác động của đường cao tốc trên 2 khu vực, từ Quảng Ninh - Huế gồm 31 tỉnh và khu vực Đà Nẵng - Cà Mau bao gồm 32 tỉnh. Do hạn chế thời gian của dữ liệu mật độ đường cao tốc, phạm vi thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2017.
Kết quả thu được như sau:
- Xét tác động của vốn giao thông tới tăng trưởng kinh tế:
+/ Tác động của vốn đầu tư cho giao thông đến tăng trưởng kinh tế là tích cực và có ý nghĩa thống kê, bao gồm cả tác động trực tiếp, tác động lan tỏa không gian và tác động tổng hợp.
+/ Tác động trực tiếp và gián tiếp mạnh mẽ nhất đều thuộc về khu vực Miền Bắc, do đó hệ số tác động tổng hợp cao nhất thuộc khu vực này, tiếp theo là tại Miền Nam, hiệu quả thấp nhất ở khu vực miền Trung.
- Xét tác động của các loại hình vốn giao thông tới tăng trưởng kinh tế:
+/ Tác động trực tiếp của vốn đầu tư đường bộ (bao gồm cả đường sắt và đường ống) trên cả nước là lớn nhất, sau đó đến vốn cho kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải, thấp nhất là vốn đầu tư đường thủy, các tác động là tích cực và có ý nghĩa thống kê. Vốn đầu tư đường hàng không chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê.
+/ Tác động lan tỏa không gian của vốn KBHTVT, vốn đường bộ đều dương và có ý nghĩa thống kê. Riêng vốn cho đường thủy có tác động lan tỏa là tiêu cực. Vốn đầu tư đường hàng không chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê. Do vậy, tác động tổng hợp của vốn đường bộ, KBHTVT là tích cực, tác động của đường thủy là tiêu cực, riêng vốn của đường hàng không chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê.
- Xét tác động của mật độ đường cao tốc tới tăng trưởng kinh tế:
+/ Tác động trực tiếp của mật độ đường cao tốc là chưa có ý nghĩa thống kê song tác động lan tỏa không gian lớn hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê. Do đó, tác động tổng hợp là tích cực và có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ.
+/ Tác động của mật độ đường cao tốc tại khu vực Quảng Ninh - Huế cao hơn so với tác động tại khu vực Đà Nẵng - Cà Mau cả về tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp. Các tác động tổng hợp là tích cực và có ý nghĩa thống kê, phần lớn tác động tổng hợp đến từ tác động gián tiếp. Nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khu vực có đường cao tốc càng nhiều, tác động của chúng càng lớn.
98
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1. Kết luận
Luận án xây dựng cơ sở lý thuyết, khái quát các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, tổng quan các nghiên cứu, nêu rõ khoảng trống nghiên cứu, từ đó xây dựng khung lý thuyết.
Luận án đánh giá tác động của vốn đầu tư cho giao thông thông tại Việt Nam, sau đó xét riêng tại các miền Bắc - Trung - Nam, đồng thời nghiên cứu phân tách để so sánh tác động của các loại hình vốn đầu tư giao thông (vốn đường sắt, đường bộ và đường ống; vốn đường thủy; vốn đường hàng không, vốn kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải) tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Luận án đánh giá tác động của mật độ đường cao tốc đến kinh tế tại Việt Nam, nghiên cứu phân tách tác động của đường cao tốc trên 2 khu vực, từ Quảng Ninh - Huế gồm 31 tỉnh và khu vực Đà Nẵng - Cà Mau, tiến hành so sánh và kết luận.
Luận án sử dụng mô hình dữ liệu mảng và dữ liệu mảng không gian, mô hình thực nghiệm đã được kiểm tra và vượt qua các kiểm định với sự hỗ trợ của phần mềm STATA.
Kết quả luận án thu được như sau:
(1) Phân tích tác động của vốn đầu tư giao thông tới tăng trưởng kinh tế trên phạm vi cả nước và các khu vực: Tác động trực tiếp và tác động lan tỏa không gian của vốn đầu tư cho giao thông đến tăng trưởng kinh tế là tích cực và có ý nghĩa thống kê, tác động gián tiếp lớn hơn đáng kể so với tác động trực tiếp. Tác động trực tiếp và gián tiếp mạnh mẽ nhất đều thuộc về khu vực Miền Bắc, hiệu quả thấp nhất ở khu vực miền Trung.
(2) Phân tích tác động của các loại hình vốn đầu tư giao thông tới tăng trưởng kinh tế trong phạm vi cả nước: Tác động trực tiếp của vốn đầu tư đường bộ (bao gồm cả đường sắt và đường ống) trên cả nước là lớn nhất, sau đó là tác động trực tiếp của vốn đầu tư đầu tư kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải. Tác động lan tỏa không gian của KBHTVT là lớn nhất, do đó hệ số co giãn tổng hợp là lớn nhất. Các tác động là tích cực. Riêng đối với vốn đường thủy, dù tác động trực tiếp là tích cực song tác động lan tỏa không gian là tiêu cực và lớn hơn nhiều so với tác động trực tiếp, do đó tác động tổng hợp là tiêu cực. Tại cấp độ tỉnh, vốn đầu tư đường hàng không chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê.
99
(3) Phân tích tác động của mật độ đường cao tốc tới tăng trưởng kinh tế trên phạm vi cả nước và các khu vực: Dù tác động trực tiếp của mật độ đường cao tốc là chưa có ý nghĩa thống kê song tác động gián tiếp lớn hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê, do đó tác động tổng hợp là tích cực và có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ. Các khía cạnh xét tác động của mật độ đường cao tốc tại khu vực Quảng Ninh - Huế đều cao hơn so với tại khu vực Đà Nẵng - Cà Mau. Nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác động của đường cao tốc sẽ tăng theo quy mô.
(4) Nghiên cứu cho thấy các biến kiểm soát như chất lượng lao động, tính minh bạch và hỗ trợ gia nhập thị trường có tác động tích cực đến tăng trưởng.