Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 1996-1999

Một phần của tài liệu Một số lý luận cơ bản về đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu 50 (Trang 32)

I. Giới thiệu chung về công ty

5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AIRIMEX

5.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 1996-1999

5.2.1. Về vấn đề vốn kinh doanh.

Năm 1993 Công ty trở thành đơn vị hạch toán độc lập với số vốn ban đầu được Nhà nước cấp là 4,5516 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp tự bổ sung 7,0161 tỉ đồng .Trong đó vốn cố định là 2,5677 tỉ đồng chiếm 22,23%, vốn lưu động là 9 tỉ đồng chiếm 77,77%. Quá trình hoạt động trong cơ chế thị trường đã giúp Công ty trưởng thành và ngày càng vững vàng hơn trong thương trường, uy tín của Công ty đối với khách hàng trong nước và đối với bạn hàng nước ngoài ngày nâng cao. Do vậy nguồn vốn của Công ty không ngừng được bổ sung qua các năm.

Bảng 1 : Cơ cấu vốn của công ty các năm 1996-1999.

Đơn vị: 1 tỷ đồng.

Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty ta có thể thấy vốn lưu động của công ty luôn giữ ở mức 9 tỷ đồng mỗi năm. Thực ra con số này không phản

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000(KH)

Tổng vốn 14,034443 14,098393 14,25704 19,936062 21,487868 -Vốn CĐ 5,034443 5,098393 5,25704 10,936062 12,487868

ánh nhu cầu về vốn lưu động của Công ty. Công ty xuất nhập khẩu Hàng không vẫn luôn muốn tăng nguồn vốn của mình, song trước mắt phải ưu tiên cho vốn cố định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó vốn cố định đã tăng qua các năm. Năm 1996 là 5,034443 tỷ đồng. Năm 1997 vốn cố định là 5,098393 tỷ đồng bằng 101% năm 1996. Năm 1998 là 5,25704 tỷ đồng bằng 103% năm 1997. Năm 1999 vốn cố định là 10,936062 tỷ đồng bằng 208% năm 1998. Năm 2000 dự kiến vốn cố định là 12,487868 tỷ đồng bằng 114% năm 1999.

Phải nói thêm rằng Công ty đã rất nỗ lực bản thân để tăng nguồn vốn tự bổ sung. Năm 1993 nguồn vốn tự bổ sung là 7,0161 tỷ đồng nhưng đến năm 1996 đã đạt con số 9,4828 tỉ đồng bằng 135% năm 1993. Hai năm 1997, 1998 do nhiều nguyên nhân như khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á, do cơ chế của Tổng Công ty thay đổi đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của Công ty dẫn đến nguồn vốn tự bổ sung tăng không đáng kể. Đến năm 1999 AIRIMEX đã khẳng định lại mình bằng nhiều chỉ tiêu và một trong các chỉ tiêu đó là nguồn vốn tự bổ sung của Công ty là 15,384 tỷ đồng tăng 162% so với năm 1996.

5.2.2. Về kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu.

Công ty AIRIMEX có nhiệm vụ chính là nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành Hàng không để phục vụ cho ngành Hàng không trong nước là chủ yếu. Do vậy khách hàng chính của công ty là các hãng Hàng không trong nước và một số hãng nước ngoài. Vì khách hàng của công ty là những hãng kinh doanh dịch vụ hàng không, do đó nhu cầu của họ thất thường, không ổn định. Chính vì thế kim ngạch nhập khẩu của công ty cũng rất bấp bênh.

Bảng2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 1996-1999

Đơn vị: 1tỷ đồng. Chỉ tiêu 1996 Tỉ trọng (%) 1997 Tỉ trọng (%) 1998 Tỉ trọng (%) 1999 Tỉ trọng (%) Tổng KNNK 524,78 100 618,38 100 653,52 100 532,096 100 NK uỷ thác 519,95 99,08 613,43 99,2 647,72 99,11 526,07 98,87 NK trực 4,835 0,92 4,950 0,8 5,8 0,89 6,03 1,13

tiếp

Có thể thấy ngay sự bấp bênh đó qua bảng kim nghạch nhập khẩu. Ba năm 1996-1997-1998 kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục và tương đối đều, chỉ riêng đến năm 1999 kim ngạch nhập khẩu tụt xuống hơn 100 tỷ đồng: từ mức 653,52 tỷ đồng vào năm 1998 còn có 532,096 tỷ đồng vào năm 1999. Điều này được lý giải rất đơn giản là do năm 1999 nhu cầu nhập khẩu máy móc trang thiết bị vật tư phục vụ ngành Hàng không của tất cả các hãng Hàng không trong nước cùng giảm. Kim ngạch nhập khẩu tại Công ty AIRIMEX không chỉ phụ thuộc vào chữ tín của Công ty mà còn phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu thất thường của các bạn hàng.

Qua bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty có thể thấy, trong giai đoạn 1996-1999, năm 1996 có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất là 524,78 tỉ đồng; năm 1997 kim ngạch nhập khẩu đạt 618,38 tỉ đồng tăng 118% so với năm 1996. Năm 1998 mặc dù là năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng Công ty vẫn vươn lên và đưa kim ngạch nhập khẩu lên tới 653,52 tỉ đồng tăng 105% so với năm 1997. Năm 1999 do nhu cầu thất thường của mặt hàng nên kim ngạch của Công ty đã giảm.

Phải nói rằng, trong những năm 1996-1997-1998-1999, Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh: ngành hàng chiếm tỷ trọng khoảng 50% doanh thu và lợi nhuận là nhiên liệu bay đã phải chuyển sang cho đơn vị khác làm, tiếp đến là chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước trong khu vực có tác động ảnh hưởng lớn đến Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) kinh doanh thiếu hiệu quả dẫn đến giảm mạnh đầu tư trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó một số đơn vị thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập các Công ty công ích có chức năng nhập khẩu trực tiếp như Trung tâm quản lý bay, các Cụm cảng Hàng không, đặc biệt cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Hàng không chưa thống nhất, manh mún, kém hiệu quả. Thực chất chưa có một quy chế XNK đảm bảo các mục tiêu cơ bản đó là tính phù hợp pháp lý, hiệu quả, mối quan hệ trong Tổng Công ty. Trong tình hình như vậy nhưng Công ty AIRIMEX đã giữ vững và phát triển nhịp độ kinh doanh.

Về cơ cấu nhập khẩu: nhập khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Năm 1996, 1997,1998 nhập khẩu uỷ thác chiếm tỉ trọng lần lượt là 99,08%, 99,2%, 99,11% tổng kim ngạch. Như

phải là do kim ngạch nhập khẩu trực tiếp giảm mà do tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu uỷ thác nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu trực tiếp. Đến năm 1999 tỷ trọng nhập khẩu uỷ thác chiếm 98,87% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng đó không phải do cả kim ngạch nhập khẩu uỷ thác lẫn trực tiếp giảm mà chỉ do nhu cầu thất thường của các mặt hàng phục vụ ngành Hàng không giảm đã kéo theo kim ngạch nhập khẩu uỷ thác giảm trong khi đó kim ngạch nhập khẩu trực tiếp vẫn tăng. Như vậy nhập khẩu trực tiếp còn rất hạn chế (96: 4,835 tỷ; 97: 4,95 tỷ; 98: 5,8 tỷ; 99: 6,03 tỷ). Đây cũng là một vướng mắc của công ty, nó phản ánh sự thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực trong hoạt động nghiên cứu thị trường khách hàng, mở rộng mối quan hệ bạn hàng nhằm đẩy mạnh công tác nhập khẩu các thiết bị ngoài ngành theo tinh thần của nghị quyết Đảng uỷ Tổng Công ty Hàng không, nghị quyết chi bộ Công ty XNK Hàng không. Tuy nhiên nếu nhìn vào con số tuyệt đối ta thấy kim ngạch nhập khẩu trực tiếp của công ty tuy nhỏ nhưng có xu hướng tăng qua từng năm, đến năm 1999 kim ngạch nhập khẩu trực tiếp đạt 6,03 tỷ đồng. Đây cũng là một nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Sau đây là một vài phân tích nhỏ về kim ngạch nhập khẩu phân theo thị trường. Bảng3: Kim nghạch nhập khẩu phân theo thị trường của Công ty

Đơn vị : 1000 USD.

Trong thời gian vừa qua, công ty đã ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị, máy móc với các nhà cung ứng nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu của ngành.

T T Nước 1997 Tỉ trọng % 1998 Tỉ trọng % 1999 Tỉ trọng% 1 SNG 2.080 4,4 1.810 3,6 1.448 4,69 2 Đức 540 1,1 594 1,2 463 1,5 3 Pháp 21.500 45,2 23.649 47,04 15.557 50,4 4 Singapore 21.174 44,5 21.809 43,38 11.996 38,86 5 Hà lan 0,89 0,0018 1,12 0,0036 6 Nhật bản 1.667 3,5 1.750 3,5 891 2,89 7 Canada 69 0,14 51 0,165 8 Hồng kông 388 0,8 349 0,69 279 0,9 9 Anh 219 0,5 240,11 0,48 177,88 0,576 10 Tổng cộng 47.568 100 50.271 100 30.86 100

Qua bảng kim ngạch nhập khẩu phân theo thị trường của công ty ta nhận thấy rằng chiếm phần lớn giá trị hợp đồng là bốn nước: SNG, Đức, Pháp, Singapore. Năm 1997 riêng Pháp và Singapore đã chiếm 99,7% giá trị hợp đồng của cả năm. Đến năm 1998, 1999 con số này cũng không giảm đi là bao, lần lượt là 90,42%; 89,16%. Nguyên nhân chính là do trong thời gian qua công ty đã ký hợp đồng thuê và mua 10 máy bay AIRBUS, sáu máy bay ATR phục vụ cho các tuyến bay đường dài. Vì vậy mà giá trị ký kết hợp đồng với Pháp đã tăng lên do mua các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng. Như đã biết AIRBUS được sản xuất bởi liên doanh sản xuất máy bay Anh, Pháp, Đức. Còn riêng với Singapore, nhập khẩu của nước này nhiều do đây là trung tâm hàng không của khu vực Châu á-Thái Bình Dương, ở đây thường tập trung nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện của các hãng sản xuất máy bay lớn.

Hiện nay vẫn nhập khẩu nhiều từ SNG; năm 1997, 1998, 1999 lần lượt chiếm tỷ trọng 4,4%, 3,6%, 4,69% giá trị hợp đồng nhập khẩu từ công ty. Nguyên nhân chính là do trong đội bay của Hàng không Việt Nam còn rất nhiều máy bay cũ của Liên Xô (cũ) vẫn đang hoạt động do đó phải ký kết hợp đồng cung cấp các linh kiện để thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa.

5.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1996 -1999.

Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1996-1999

Đơn vị : 1triệu đồng. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 I.Doanh thu 9.468,284 9.400 10.390 11.427,5 1.Phí uỷ thác 1.867,823 2.200 2.420 2.063 2. Bán hàng NK 4.974,197 5.500 6.050 6.573,5 3. Hoa hồng bán vé 296,264 200 270 291 4.Thu khác 2.330 1.500 1.650 2.500 II. Chi phí 8.839,375 9.282,777 9.997,154 11.124,016 1.GVHB 4.836,027 5.006 5.346 5.923 2.Lương và các khoảntríchtheo 1.068,712 1.113,47 1.275,4 1.463,434 4.Thuế(cácloại) 345,489 442,5 509,1 597,923 3.Chi phí khác. 2.589,147 2.720,803 2.866,655 3.019,826 III.LN trước 628,909 117,223 392,846 686,985 IV.Thuế TNDN 201,25 37,5 125,7 219,84 V.LNST 427,66 79,723 267,135 467,15

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu đạt mức tăng trưởng ổn định, tăng trên dưới 10%. Doanh thu của Công ty thu chủ yếu từ bán hàng nhập khẩu.

Doanh thu năm 1996 là 9.468,284 tiệu đồng, trong đó thu từ bán hàng nhập khẩu là 4.974,197 triệu.

Doanh thu năm 1997: 9.400 triệu đồng bằng 99,3% năm 1996 trong đó thu từ bán hàng nhập khẩu: 5.500 triệu đồng.

Doanh thu năm 1998: 10.390 triệu đồng bằng 110,5% năm 1997 trong đó thu từ bán hàng nhập khẩu: 6.050 triệu đồng.

Doanh thu năm 1999: 11.427,5 triệu đồng bằng 110% năm 1998 trong đó thu từ bán hàng nhập khẩu: 6.573,5 triệu đồng.

Mặc dù doanh thu của Công ty thu chủ yếu từ bán hàng nhập khẩu nhưng giá vốn của các mặt hàng đó cũng cao, do đó lợi nhuận thu được từ hoạt động này không lớn. Ben cạnh đó, phí uỷ thác không chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu nhưng lại chiếm uỷ thác lớn trong lợi nhuận. Điều này lý giải: hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ ngành Hàng không thônbg qua hợp đồng nhập khẩu uỷ thác.

Doanh thu hoạt động kinh doanh tăng từng năm, kéo theo lợi nhuận của Công ty cũng tăng theo. Trừ năm1997 doanh thu của Công ty không những không tăng lên mà còn lại bị giảm đi. Kết hợp với chi phí tăng và các khoản thuế cũng tăng lên đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm đi một cách đáng kể (từ 427,66 triệu còn 79,7 triệu vào năm 1997 và tăng lên tới 267,135 vào năm 1998). Tuy nhiên đây là thời kỳ diễn ra khủng hoảng tìên tệ châu á nặng nề nhất, nó tác động trực tiếp, mạnh mẽ và sâu sắc đến ngành Hàng không Việt Nam. Nhưng ngay sau đó Công ty đã tự khẳng định mình bằng các con số xác thực của năm 1999. Lợi nhuận năm 1999 đạt 467,15 triệu đồng bằng 175% năm 1998 và bằng 586% năm 1997. Theo kế hoạch năm 2000 lợi nhuận đạt 1.066,6 triệu đồng bằng 228% năm 1999.

Có thể nói Công ty AIRIMEX là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Công ty đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Tổng Công ty Hàng không giao cho, vừa đảm bảo trang thiết bị máy móc phục vụ cho ngành Hàng không, vừa đảm bảo việc kinh doanh có lãi, cải thiện, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

II. CÔNG TÁC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Ở CÔNG TYAIRIMEX . AIRIMEX .

AIRIMEX mới được thành lập và hoạt động từ đó cho đến nay hơn 11 năm. Là một công ty non trẻ còn bị hạn chế bởi nhiều mặt do đó công ty chủ yếu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc từ các công ty lớn có uy tín trên thế giới hay các bạn làm ăn có mối quan hệ lâu dài.

Khi chuẩn bị mua một mặt hàng nào đó công ty thường dựa vào các thư chào hàng hoặc báo giá của những người cung ứng để lựa chọn. Trong thực tế việc phân tích cơ cấu chi phí của người bán là tương đối khó và hầu như AIRIMEX chưa thực hiện được. Để thu thập được các thông tin về chi phí nguyên vật liệu, tiền lương...của các nhà sản xuất quả là khó thực hiện với một AIRIMEX như hiện nay_ một công ty chưa thật đủ lớn để có nhân lực và chi phí cho hoạt động này. Do đó để tiến tới đàm phán và ký kết hợp đồng công ty

thường thực hiện theo một trình tự như sau:

-Hỏi giá (gọi chào hàng)-Báo giá-Hoàn giá-Đàm phán-ký kết.

Đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ, ít quan trọng thì sau khi hoàn giá một hai lần thường là chấp nhận mua hàng, xác nhận bằng giấy xác nhận bán hàng và mua hàng và ký kết hợp đồng luôn, chứ không tổ chức đàm phán nữa. Song loại hợp đồng này thường ít, chủ yếu là trải qua đàm phán.

*Hỏi giá (gọi chào hàng)

Theo yêu cầu của khách hàng-các công ty, các hãng, các xí nghiệp của ngành Hàng không-công ty AIRIMEX tiến hành gọi chào hàng từ các nhà cung ứng có uy tín mà công ty đã từng có quan hệ làm ăn trước đây hoặc qua việc nghiên cứu tìm hiểu tàI liệu, sách báo. Công ty có thể hỏi nhiều nơi nhằm nhận được nhiều bản chào hàng cạnh tranh để so sánh, lựa chọn bản chào hàng mang sức thuyết phục nhất. Nội dung của các thư hỏi hàng là công ty thông báo cho chủ hàng biết công ty đang cần loại hàng gì; yêu cầu chủ hàng gửi catalogue, mẫu hàng...đồng thời cho biết giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán...

*Báo giá:

Sau khi nhận được thư hỏi giá của AIRIMEX đưa ra, các nhà cung ứng sẽ gửi lại cho AIRIMEX một báo giá về mặt hàng đó với đầy đủ các điều kiện mà AIRIMEX đưa ra và có thể đưa ra ý giảm gía để tăng tính thuyết phục bản báo giá của họ đối với công ty.

Trang thiết bị vật tư hàng không là ngành đòi hỏi thông số kỹ thuật cao, có sự đồng bộ mà ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, nên đòi hỏi một bản báo giá phải có điều khoản bảo hành, đào tạo huấn luyện chuyên gia hay lắp đặt ra sao...

*Hoàn giá:

Sau khi có được một bản báo giá ưng ý nhất. Nếu chấp nhận tất cả các điều khoản trong bản báo giá đó, công ty sẽ tiến hành đặt hàng và ký kết hợp đồng. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra ở công ty, thường thì công ty sẽ không chấp nhận một số điều khoản trong bản báo giá đó. Công ty sẽ đưa ra đề nghị mới cho các điều khoản đó bằng Telex hoặc Fax tới nhà cung ứng. Trong các hợp đồng được ký kết tại công ty, công việc hoàn giá này thường được trảI qua nhiều lần mới đi đến kết thúc. Thông thường trong vấn đề hoàn giá điều khoản về giá cả được đề cập nhiều nhất.

*Chấp nhận:

Sau khi nhà cung ứng và công ty AIRIMEX trải qua nhiều lần báo giá và

Một phần của tài liệu Một số lý luận cơ bản về đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu 50 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w