Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của Công ty và những dự

Một phần của tài liệu Một số lý luận cơ bản về đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu 50 (Trang 56 - 58)

I. Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty AIRIMEX trong thời gian

A.Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của Công ty và những dự

VÀ NHỮNG DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2010.

1. Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của Công ty

Công ty xuất nhập khẩu Hàng không là một mắt xích trong dây chuyền vận tải của ngành Hàng không, sự phát triển của Công ty quan hệ chặt chẽ với sự đầu tư và phát triển của các đơn vị trong Tổng Công ty, trong Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Bởi vậy để có chiến lược kinh doanh và phát triển phù hợp không những phải phân tích các yếu tố tác động trực tiếp đến Công ty mà cần phải xem xét kỹ càng trên nhiều khía cạnh những nhân tố tác động đến ngành Hàng không nói chung nhằm đánh giá đúng những lợi thế, cơ hội và thách thức đối với Công ty trong quá trình phát triển.

1.1.Các yếu tố chính trị -kinh tế -xã hội.

1.1.1.Chính trị

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, thế giới đã chuyển sang một giai đoạn hợp tác mới thay cho sự đối đầu kéo dài hàng mấy thập kỷ và nhất là sau khi quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được bình thường hoá tiếp theo là Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên thứ 9 của

ASEAN, tổ chức AFTA, và mới đây là APEC. Như vậy, kinh tế đối ngoại của chúng ta có những bước phát triển mới. Nhiều trang thiết bị có hàm lượng kỹ thuật-công nghệ cao phục vụ cho ngành Hàng không ta có thể mua dễ dàng, nhiều Công ty lớn ở nước ngoài sẵn sàng bắt tay liên doanh với các đơn vị trong ngành và mong muốn đựơc đầu tư hoặc trợ vốn cho ngành Hàng không mua thiết bị hiện đại (kể cả máy bay). Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển.

1.1.2. Dân số và thu nhập

Mức tăng dân số trung bình 1,8 đến 2%/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng 6 đến 7%/năm, kết hợp với sự phát triển của ngành du lịch và với xu hướng tiết kiệm thời gian của xã hội hiện đại sẽ làm tăng sức mua hàng hoá và dịch vụ trong đó có dịch vụ vận tải đường hàng không. Vì vậy các đơn vị trong ngành Hàng không phải tăng đầu tư mua sắm thiết bị để phục vụ nhu cầu ngày một tăng, theo dự đoán nhu cầu này tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập.

1.1.3. Chính sách vĩ mô.

Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và VIII của Đảng, với

đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, hệ thống các văn bản và chính sách đang ngày càng được bổ sung hoàn thiện, trong đó đáng chú ý là các chủ trương sau:

+ Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục nắm giữ và tăng cường hơn vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở những lĩnh vực then chốt. Nhà nước tiếp tục chấn chỉnh và xây dựng để các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả theo hướng xoá bỏ chế độ Bộ chủ quản của các cấp hành chính, tổ chức hãng kinh doanh lớn và cổ phần hoá một số doanh nghiệp.

+ Trong tương lai gần, nước ta sẽ hình thành đồng bộ các loại thị trường: Hàng hoá và dịch vụ, sức lao động, vốn, bất động sản...và đặc biệt thị trường chứng khoán sẽ ra đời. Chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển nếu biết nắm lấy thời cơ và chuẩn bị tốt các điều kiện tiền đề.

+ Hệ thống pháp luật và các quy định về Hàng không ngày nay càng được củng cố, hoàn thiện và hoà nhập với luật Hàng không dân dụng của các nước khác trên thế giới, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, phục vụ có hiệu quả chủ trương mở cửa làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội.

1.1.4. Sự phát triển của công nghệ Hàng không thế giới.

Công nghệ và kỹ thuật hiện đại đang biến đổi về chất trong hoạt động của ngành Hàng không. Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này sẽ ra đời nhiều thế hệ máy bay mới có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt hơn, tiện nghi cho hành khách và người lái sử dụng, sản xuất bằng vật liệu mới, áp dụng công nghệ tin học và trí tuệ nhân tạo, có tiếng ồn thấp...Trong khi đó trên thế giới đang diễn ra quá trình trật tự hoá hoạt động không tải, mức cạnh tranh

giữa các hãng Hàng không ngày càng khốc liệt sẽ xuất hiện các siêu hãng Hàng không, liên minh các hãng Hàng không... Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ngành Hàng không Việt Nam kể cả mặt tích cực và tiêu cực và hiển nhiên là có tác động nhiều đến sự phát triển của Công ty trong những năm tới.

1.2. Xu hướng phát triển của các phương tiện giao thông công cộng.

Cơ cấu hạ tầng xã hội ngày càng phát triển sẽ là tiền đề và cơ sở thúc đẩy cho các phương tiện giao thông công cộng phát triển trong tương lai. Một đối thủ cạnh tranh rất đáng quan tâm của ngành Hàng không trên các tuyến bay nội địa chính là các loại phương tiện giao thông: đường sắt, đường bộ và đường thuỷ.

1.3. Các yếu tố có liên quan.

+ Luật thương mại đã được ban hành, bộ luật này ra đời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành kinh tế đối ngoại, Công ty sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước. Nhưng Bộ luật thương mại cũng sẽ đặt Công ty xuất nhập khẩu Hàng không và những thử thách mới đó là tính cạnh tranh.

+ Trong Tổng Công ty Hàng không hiện có đến 4 doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Trong khi đó quy chế xuất nhập khẩu của Tổng Công ty ban hành nhưng hoàn toàn chưa phù hợp với thực tế khách quan gây nên sự lãng phí không đáng có trên mọi phương diện của toàn Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu Một số lý luận cơ bản về đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu 50 (Trang 56 - 58)