Phép liên kết từ vựng

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 41 - 65)

Liên kết từ vựng là sự liên kết trên cơ sở mối quan hệ giữa các từ ngữ có quan hệ với nhau trong hai câu để tạo sự liên kết giữa hai câu đó [112, tr.274].

Kết quả thống kê cho thấy, PLK từ vựng được sử dụng trong các bài báo KHXH&NV chiếm tỷ lệ cao nhất (64%). ồng thời, trong các ngữ liệu được khảo sát xuất hiện cả ba trường hợp là lặp từ ngữ, dùng từ đồng nghĩa - gần nghĩa - trái nghĩa và phối hợp từ ngữ.

ác kiểu loại liên kết từ vựng được khảo sát xuất hiện trong 586 bài báo KHXH&NV với tần số như sau:

Biểu đồ 2.2: ác loại liên kết từ vựng được sử dụng trong các bài báo &NV

Biểu đồ 2.2 cho thấy, phép lặp từ vựng được sử dụng chiếm tỷ lệ cao (84%) trong tất cả các bài báo KHXH&NV và tiếp theo là việc sử dụng phối hợp từ ngữ (các từ cùng trường nghĩa) chiếm 14% và sử dụng không phổ biến là các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa (2%).

Tiếp theo, các kiểu loại liên kết từ vựng xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV được tìm hiểu cụ thể là:

2.1.1.1. Phép lặp từ ngữ

Phép lặp từ ngữ là việc sử dụng từ, cụm từ ở câu trước và được lặp lại ở câu sau, đoạn văn sau. Hiện tượng phép lặp xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV có những đặc thù riêng như sau.

Ngữ liệu 1: “Các báo cáo tài chính được định nghĩa là phương tiện trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và những thay đổi về tình hình tài chính của một doanh nghiệp cho những người quan tâm đến nó.

Những thông tin do các báo cáo tài chính cung cấp có ý nghĩa quan trọng cho quyết định quản lý, bởi vì nó mang tính chiến lược, bao quát mọi lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh như: lĩnh vực cung cấp và dự trữ các yếu tố đầu vào cho sản xuất, điều tiết sự mất cân đối tài chính theo hướng có lợi nhất.” [Tạp chí

Trong hai đoạn văn trên, cụm danh từ “các báo cáo tài chính” được lặp lại 2 lần để tạo sự liên kết giữa hai câu, hai đoạn văn. ây là hiện tượng lặp cùng từ loại (danh từ - cụm danh từ) và có tác dụng rõ rệt trong việc duy trì đề tài - chủ đề xuất hiện tại tiêu đề “phân tích báo cáo tài chính phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin kế

toán của các đối tượng” trong bài báo này.

Ngữ liệu 2: “Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, tự chủ là “tự mình làm chủ, không để bị phụ thuộc hoặc bị chi phối”. Lý thuyết về tính tự quyết của Deci và Ryan cho rằng người tự chủ hành động một cách tự nguyện và là chủ thể hoạt động của mình. Những hoạt động mang tính tự chủ khởi nguồn từ chính bản thân chủ thể và nguyên nhân thực hiện hành động đó nằm bên trong.” [Tạp chí

KHXH&NV, tập 25, số 1s, 2009, tr.49].

Từ “tự chủ” trong đoạn văn trên được lặp lại đã tạo sự liên kết cho các câu và toàn bộ bài báo thống nhất theo đề tài đã nêu tại tiêu đề “Ý thức về tính tự chủ

đối với việc học tập ở trẻ em, nghiên cứu so sánh trên học sinh Pháp và Việt Nam”.

Hiện tượng lặp từ “tự chủ” trong đoạn này là hiện tượng lặp không đồng nhất trong quy chiếu, vì “tự chủ” trong câu (1) là danh từ, để gọi tên một hiện tượng của việc “tự mình làm chủ, không để phụ thuộc hoặc chi phối”, còn từ “tự chủ” trong câu (2) và (3) là tính từ, chỉ đặc điểm, tính chất của một con người. ây là hiện tượng lặp không cùng từ loại và được xếp vào nhóm lặp không đồng chiếu, nhưng việc lặp lại từ “tự chủ” vẫn có tác dụng tạo sự liên kết giữa các câu với nhau và thống nhất về đề tài - chủ đề được đề cập trong đoạn văn, trong VB.

Ngữ liệu 3:“Khái niệm “các ngôn ngữ cộng đồng” (community languages) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1974, được dùng để chỉ tất cả các ngôn ngữ không phải là tiếng Anh, bao gồm cả ngôn ngữ thổ dân, là biểu hiện cho sự thừa nhận mà chính phủ đã dành cho các ngôn ngữ này. Có khoảng 100 ngôn ngữ cộng đồng đang sử dụng thường xuyên ở Australia.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 23, số 2, 2007, tr.101].

Cụm danh từ “ngôn ngữ cộng đồng” đã được lặp lại để liên kết hai câu. ây là hiện tượng lặp đồng quy chiếu (cùng chỉ một hiện tượng, một khái niệm) để duy trì đề tài - chủ đề trong cả đoạn văn và hướng tới đề tài - chủ đề chung toàn VB “chính sách ngôn ngữ ở Australia”.

Ngoài ra, danh từ “ngôn ngữ” lặp đi lặp lại trong toàn bộ bài báo, đã có tác dụng tạo sự kết nối các đoạn và các thành phần trong VB (hiện tượng lặp bắc cầu). ó là dấu hiệu xuất hiện từ chủ chốt này trong các đề mục của VB (“1. Vài nét về

lịch sử ngôn ngữ (…) 2. Các giai đoạn trong chính sách ngôn ngữ ở Australia (…) 3. Động lực thúc đẩy chính sách ngôn ngữ dân tộc (…) 4. Các văn kiện quan trọng về chính sách ngôn ngữ ở Australia (…) 5. Việc áp dụng chính sách ngôn ngữ ở các bang của Australia (…) 6. Những tranh luận xoay quanh chính sách ngôn ngữ ở Australia hiện nay”). Sự xuất hiện lặp đi lặp lại của từ “ngôn ngữ” và cụm danh từ

“chính sách ngôn ngữ” trong toàn bài như vậy đã có tác dụng nhất định trong việc tạo sự thống nhất đề tài - chủ đề về mặt hình thức và nội dung ngữ nghĩa cho bài báo có tiêu đề “Những kinh nghiệm về chính sách ngôn ngữ ở Australia”.

Nhìn chung, từ ngữ liệu 1, 2, 3 nói riêng và các ngữ liệu được khảo sát nói chung cho thấy, phép lặp đã có tác dụng tạo sự liên kết cho các câu, các đoạn văn, các nội dung nhỏ (các đề mục trong VB). ặc biệt là, phép lặp đã đóng vai trò quan trọng để lặp lại những từ (cụm từ) chủ chốt của bài báo đó. iều này đã có tác dụng tạo tính chính xác cho thông tin đang truyền đạt, tránh hiện tượng nhầm lẫn hay tạo sự khó hiểu đối với người đọc khi bài báo sử dụng những từ khác nhau để gọi tên một hiện tượng, một khái niệm. Việc lặp lại các từ (cụm từ) này có tác dụng tạo cho VB tính rõ ràng, nhất quán trong việc giải thích và triển khai trình bày các thông tin khoa học chính (đề tài - chủ đề của VB) đã được đề cập tại tiêu đề. iều này minh chứng rõ ràng hơn cho quan điểm đã được nhiều nhà nghiên cứu lưu ý, về việc người tạo lập VB có xu hướng đặt thông tin chính tại tiêu đề của VB khoa học.

Hơn nữa, kết quả thống kê trong Biểu đồ 2.2 cho thấy, tần số xuất hiện cao nhất của phép lặp so với các PLK khác của liên kết từ vựng, chứng tỏ đây là PLK đã chiếm vị trí cơ bản và xuất hiện đặc thù trong các bài báo KHXH&NV. Hiện tượng lặp đã xuất hiện cả lặp đồng nhất và không đồng nhất trong quy chiếu. ác từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ) đều được sử dụng để thực hiện phép lặp trong các bài báo KHXH&NV, tuy nhiên hiện tượng lặp danh từ (cụm danh từ) -

các thuật ngữ khoa học chuyên ngành trong các lĩnh vực khoa học cụ thể - xuất hiện phổ biến nhất trong ngữ liệu được thu thập.

Ngoài ra, kết quả khảo sát các bài báo KHXH&NV cho thấy, xuất hiện một số trường hợp lặp ngữ âm, lặp cú pháp, song hiện tượng lặp từ ngữ luôn luôn xuất hiện cùng, do đó ngữ liệu được trích dẫn chỉ đề cập tới hiệu quả và vai trò của phép lặp từ ngữ trong việc tạo sự liên kết giữa các câu, các đoạn trong VB. Và kết quả khảo sát cho thấy, phép lặp từ ngữ xuất hiện với tần số cao trong các bài báo KHXH&NV, đồng thời chiếm ưu thế là PLK cơ bản của thể loại VB này.

2.1.1.2. Sử dụng từ ngữ đồng nghĩa, từ ngữ gần nghĩa và trái nghĩa

Dùng từ ngữ đồng nghĩa hay gần nghĩa là việc sử dụng các từ ngữ mang nét nghĩa ngang nhau hoặc gần gũi nhau trong các câu khác nhau để tạo sự liên kết giữa các câu. Khác với cách hiểu từ đồng nghĩa thông thường (là đồng sở chỉ), các từ đồng nghĩa trong liên kết bao gồm cả các từ đồng nghĩa - theo cách hiểu hẹp của Từ điển đồng nghĩa và cách hiểu rộng - tùy theo trường hợp sử dụng. Và PLK này đã xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV như sau.

Ngữ liệu 4: “Nhu cầu được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của giảng viên là lớn. Nhiều cán bộ không tham gia được vì lý do thời gian. Đối với những khóa học dài hạn, hay với những môn học cụ thể thì các đơn vị cũng cần có những ưu đãi phù hợp để không những cán bộ có thể tham gia mà còn nâng cao hiệu quả đào tạo bồi dưỡng.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 28, số 2, 2012, tr.83].

Từ “giảng viên” và “cán bộ” mang nét nghĩa tương đồng, cùng chỉ những người công tác trong trường đại học (đồng sở chỉ), nên đã được tác giả sử dụng trong trường hợp này và tạo được sự liên kết về mặt ngữ nghĩa giữa câu thứ nhất với câu thứ hai, câu thứ ba, giúp cho người đọc hiểu được sự thống nhất về đối tượng đang đề cập đến và đã tránh hiện tượng lặp lại quá nhiều lần một danh từ trong các câu văn, đoạn văn.

Tuy nhiên, từ cán bộ mang nghĩa rộng hơn, để chỉ chung những người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong các cơ quan nhà nước và từ giảng viên chỉ cụ thể những người làm công tác giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học. ây

chính là quan hệ đồng nghĩa trên bậc (thượng danh) của các từ ngữ và là quan hệ đồng nhất trong quy chiếu.

Ngữ liệu 5: “Các nước thuộc nhóm G20 vốn cam kết thúc đẩy tự do thương

mại thế giới cũng áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong chương trình cứu trợ kinh tế của Mỹ cũng có điều khoản “chỉ mua hàng Mỹ” hay việc tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng các công ty sản xuất ô tô chỉ sản xuất ở trong nước Pháp mà thôi.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 26,

số 2, 2010, tr.97].

Cụm từ “bảo hộ mậu dịch” có nghĩa là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước đó (các biện pháp thương mại nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước). Cụm từ “cứu trợ kinh tế” và “chỉ sản xuất ở trong nước” để chỉ các hoạt động cụ thể cứu giúp nền kinh tế ở trong nước của nước Mỹ và Pháp (những nước trong nhóm G20). ụm từ “bảo hộ

mậu dịch” đã mang nghĩa khái quát hơn so với cụm từ “cứu trợ kinh tế” và “chỉ sản xuất ở trong nước”, nhưng tất cả những cụm từ này có sự đồng nhất trong quy

chiếu, do vậy đây là những từ đồng nghĩa hiểu rộng và chúng đã tạo sự liên kết giữa hai câu trên.

Cần lưu ý rằng, từ đồng nghĩa là những “từ có nghĩa giống nhau, nhưng có

vỏ ngữ âm khác nhau” [72, tr.1072], song một số nhà nghiên cứu ngữ dụng học, từ

vựng học cho rằng, các từ chỉ con người, sự vật (hoặc hoạt động, tính chất) tương ứng với một biểu thức chiếu vật là nghĩa chiếu vật (nghĩa sở chỉ) và các từ cùng quy chiếu vào một sự vật, đối tượng cụ thể gọi là “đồng sở chỉ” [13, tr.63], [36, tr.450]. Tuy nhiên, dựa trên lĩnh vực ngữ nghĩa, tác giả Trần Ngọc Thêm [81, tr.118] và tác giả Diệp Quang Ban [5, tr.383] đã quan niệm về từ đồng nghĩa rộng hơn. Từ đồng nghĩa dùng để liên kết các câu gồm cả hai nhóm, từ đồng nghĩa hiểu hẹp (như trong sách “Từ điển tiếng Việt” [72, tr.1072] và từ đồng nghĩa hiểu rộng (bao gồm cả các từ đồng nghĩa trên bậc, đồng nghĩa miêu tả - tức đồng sở chỉ - và từ đồng nghĩa là dạng phủ định của từ trái nghĩa) [5, 383-386]. Ngoài ra, ngữ liệu được khảo sát đã cho thấy sự phong phú, hiệu quả của việc sử dụng những từ ngữ này để liên kết các câu, đồng thời tạo sự chặt chẽ, logic về mặt ngữ nghĩa cho các bài báo KHXH&NV.

Như vậy, từ ngữ liệu được thu thập có thể nhận thấy, sự xuất hiện của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa đã đem lại hiệu quả nhất định cho nội dung thông tin của đoạn văn, VB. Và trong một số trường hợp nhất định, để tránh hiện tượng lặp lại quá nhiều lần các từ trong một VB, việc sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa (cả sự đồng nhất và không đồng nhất trong qui chiếu) đã tạo được hiệu quả liên kết giữa các câu bằng việc tập trung vào đề tài - chủ đề đang được đề cập, giúp cho nội dung diễn đạt được uyển chuyển, linh hoạt. ồng thơi, nội dung thông tin trong các bài báo KHXH&NV thêm chặt chẽ, logic.

2.1.1.3. Sử dụng phối hợp từ ngữ

Việc sử dụng phối hợp từ ngữ để tạo sự liên kết giữa các câu là việc dùng các từ ngữ khác nhau và có mối quan hệ ngữ nghĩa hay thuộc về một trường nghĩa nào đó giữa các câu để tạo sự gắn kết. Ví dụ, quan hệ về loại (đồng loại), về đặc trưng, về định vị hay quan hệ nhân - quả. Phép liên kết này đã xuất hiện trong các bài báo KHXH&NV với những đặc điểm riêng của thể loại VB này như sau.

Ngữ liệu 6: “Cùng với năng lực thuyết trình của giáo viên, công nghệ thông tin đã có khả năng minh họa kiến thức của Giáo dục quốc phòng - An ninh một cách chân thực, bản chất, lôi cuốn người học cùng khám phá, hòa nhập vào nội dung của từng phần trong mỗi bài giảng. Hạn chế tối đa những nhược điểm của

phương pháp giảng dạy truyền thống. Chất lượng đào tạo được từng bước nâng cao.” [Tạp chí KHXH&NV, tập 28, số 2, 2012, tr.120].

Từ “bài giảng” và cụm từ “phương pháp giảng dạy” là những từ cùng trường nghĩa, có quan hệ về loại, chỉ các sự việc, hoạt động trong trường học, do đó đã có tác dụng tạo sự liên kết giữa câu thứ nhất với câu thứ hai và cùng thống nhất về đề tài - chủ đề đang được đề cập đến, cũng như đã được nhắc tới ở tiêu đề của bài viết là: “Một số biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học

cho đội ngũ giảng viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2”. Ngoài ra,

cụm từ “chất lượng đào tạo” mang nghĩa khái quát cao hơn, bao gồm nhiều hoạt động trong trường học (ví dụ: chất lượng của giảng dạy, nhân lực (giáo viên),

nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất), do vậy đã tạo sự liên kết với hai câu trước đó bằng quan hệ cấp loại.

Ngữ liệu 7: “Nếu so sánh các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ với Châu Âu và với Đông Nam Á, có thể thấy số lượng các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung đánh giá chất lượng đầu vào, quá trình đào tạo và chất lương đầu ra của trường đại học. Nếu đi sâu vào những yêu cầu trong mỗi tiêu chí, chúng ta sẽ thấy yêu cầu của mỗi quốc gia, mỗi châu lục sẽ có những điểm khác nhau, phản ánh đặc thù văn hóa và sự phát triển xã hội của nước đó, cũng như những đòi hỏi của thị trường lao động địa phương và quốc tế.”

[Tạp chí KHXH&NV, tập 27, số 1, 2011, tr.62].

Hai câu trên có sự liên kết với nhau bằng việc xuất hiện phối hợp của các từ ngữ. Từ “tiêu chuẩn” trong câu thứ nhất có quan hệ cấp loại với từ “tiêu chí” trong câu thứ hai (một tiêu chuẩn kiểm định chất lượng bao gồm nhiều tiêu chí) và từ “châu Âu” có quan hệ về loại với từ “châu lục” trong câu thứ hai (quan hệ đồng (hạ) cấp với nhau), do đó đã tạo sự liên kết cho hai câu.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm rằng, sự phối hợp từ ngữ theo quan niệm của liên kết cấu trúc là phép liên tưởng theo nghĩa hẹp [81, tr.122]. Nhưng việc sử dụng tên gọi “sự phối hợp từ ngữ” sẽ hợp lý hơn vì sẽ tránh hiện tượng trùng lặp với việc sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Bởi nếu sử dụng phép liên tưởng theo nghĩa rộng sẽ bao gồm cả quan hệ trái nghĩa và quan hệ đồng nghĩa.

Nhìn chung, kết quả khảo sát các bài báo KHXH&NV cho thấy, tuy việc sử dụng phối hợp từ ngữ không xuất hiện trong việc tạo sự liên kết giữa các đoạn văn hoặc các yếu tố thành phần trong bài báo KHXH&NV, nhưng PLK này được sử

Một phần của tài liệu Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong các văn bản khoa học qua các bài báo KHXHNV trên Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN. (Trang 41 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w